Những bất ổn của "Vua gỗ" Trường Thành

Công ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã CK: TTF) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2017 với nhiều xáo trộn về số liệu tài chính. 

Trong đó, lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán của công ty này chỉ còn 2,4 tỷ đồng so với mức 26,5 tỷ trước kiểm toán, tương đương mức giảm gần 90%. "Bốc hơi" 91% lợi nhuận sau kiểm toán Theo giải trình của Gỗ Trường Thành, nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh sau kiểm toán do ảnh hưởng chính từ sự thay đổi của 6 khoản mục. Trong khi giá vốn tăng 2,3% (24,7 tỷ đồng) do trích lập bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn kho 9,7 tỷ đồng; bổ sung tăng giá vốn đối với hàng dở dang thi công tại các công trình 9,6 tỷ đồng; bổ sung chi phí khấu hao 3,6 tỷ đồng; điều chỉnh bổ sung loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện 3,2 tỷ đồng và phân loại lại chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sang chi phí khác. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 31,4% do bổ sung loại trừ các giao dịch nội bộ. Đặc biệt, chi phí tài chính giảm 19% do phân loại lại chi phí lãi vay được miễn giảm của các ngân hàng từ khoản mục thu nhập khác sang khoản mục chi phí tài chính 14,6 tỷ đồng; giảm chi phí lãi vay của ngân hàng mà nhóm công ty đã trích trước nhiều hơn so với số phải trả 11,1 tỷ đồng; điều chỉnh bổ sung việc loại trừ các giao dịch nội bộ 2,2 tỷ đồng. Thu nhập khác giảm 68% do phân loại lại chi phí lãi vay được miễn giảm của các ngân hàng từ khoản mục thu nhập khác sang chi phí tài chính. Chi phí khác tăng 12% do phân loại lại chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sang chi phí khác và ghi nhận chi phí sửa chữa kho vào chi phí trong năm.
[caption id="attachment_90300" align="aligncenter" width="500"] Lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán của công ty này chỉ còn 2,4 tỷ đồng so với mức 26,5 tỷ trước kiểm toán, tương đương mức giảm gần 90%.[/caption]

Liên tục "đổi ngôi"

TTF kết thúc thời hoàng kim của mình sau 20 năm đi vào hoạt động. Từ năm 2013, chỉ vì sử dụng đòn bẩy quá lớn để huy động vốn trên sàn chứng khoán, TTF đã phải chịu khoản vay ngân hàng lên tới 1.900 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 1.000 tỷ đồng. Nhiều khoản vay có lãi suất cao đến 10% và thậm chí 20% đã khiến TTF rơi vào tình trạng hụt vốn.

Kể từ khi vướng vào các khoản nợ và khó khăn, Gỗ Trường Thành đã liên tục đổi chủ khi lượng cổ phần tại doanh nghiệp này được trao tay liên tục.

Mới đây nhất, ngày 5/4, Công ty cổ phần SAM Holdings (Mã: SAM) vừa bán xong 13,3 triệu cổ phiếu TTF, thu về khoảng 90 tỷ đồng. Sau giao dịch, SAM còn nắm giữ 7,5 triệu cổ phiếu TTF tương ứng tỷ lệ 3,48% và không còn là cổ đông lớn.

Trước đó, tháng 8/2016, Hội đồng quản trị công ty này đã ra quyết định bãi nhiệm ông Võ Trường Thành khỏi chiếc ghế chủ tịch mà nguyên nhân được đưa ra là do ông Thành đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT trong tình hình khó khăn khẩn cấp cuả Công ty này.

Như vậy, sau khoảng 23 năm làm chủ một “đế chế” chế biến, xuất khẩu gỗ hàng đầu Việt Nam, ông Võ Trường Thành đành ngậm ngùi ra đi “không trống không kèn” khỏi công ty do chính ông cất công gây dựng và từng vượt qua biết bao nhiêu khó khăn từ thời kinh tế mới giai đoạn đầu mở cửa.

Sau khi ông Võ Trường Thành bị miễn nhiệm, chức danh cao nhất tại Gỗ Trường Thành đã được giao cho bà Vũ Tuyết Hằng thay thế. Bà Hằng chính là lãnh đạo đến từ Vingroup khi là thành viên HĐQT từ năm 2011 đến 2016 và giữ vị trí Phó tổng giám đốc tập đoàn này từ năm 2010.

Nhưng từ cuối tháng 11/2016 đến 4/2017, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát đơn vị sở hữu 49,9% vốn Gỗ Trường Thành đã liên tục bán ra cổ phiếu TFF để giảm lượng sở hữu tại đây xuống chỉ còn 4,83%. Cùng lúc, Công ty Cổ phần Xây dựng U&I của đại gia Mai Hữu Tín cũng bắt đầu mua gom cổ phiếu TFF.

Sau khi Tân Liên Phát không còn là cổ đông lớn tại Gỗ Trường Thành, bà Vũ Tuyết Hằng cũng thôi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại đây, vị trí Tổng giám đốc công ty được ông Mai Hữu Tín đảm nhiệm, còn vị trí Chủ tịch HĐQT do ông Hồ Anh Dũng thay thế.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video