Nhiều tổ chức tài chính của Nga bị Visa và Mastercard chặn giao dịch

Visa và Mastercard cho biết họ đang thực hiện hành động nhanh chóng để đảm bảo tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Chính phủ Mỹ, đồng thời sẽ chi 4 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Nhiều tổ chức tài chính của Nga bị Visa và Mastercard chặn giao dịch

Theo Reuters, các công thanh toán hàng đầu nước Mỹ là Visa Inc và Mastercard Inc đã chặn nhiều tổ chức tài chính của Nga trong mạng lưới giao dịch của họ. Động thái này là nhằm tuân thủ các lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ áp dụng đối Moscow sau chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Hôm thứ Hai, Visa cho biết họ đang thực hiện hành động nhanh chóng để đảm bảo tuân thủ các biện pháp trừng phạt hiện hành, đồng thời nói thêm rằng sẽ chi 2 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Trong khi Mastercard cũng cam kết tài trợ 2 triệu USD.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan quản lý trong những ngày tới để tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ", Mastercard cho biết trong một tuyên bố riêng vào cuối ngày thứ Hai.

Các biện pháp trừng phạt của chính phủ Mỹ yêu cầu Visa đình chỉ quyền truy cập vào mạng lưới đối với các thực thể được liệt kê là "công dân được chỉ định đặc biệt’’, một nguồn tin tiết lộ với Reuters.

Trước đó, Mỹ đã thêm nhiều tổ chức tài chính khác nhau của Nga vào danh sách này, bao gồm ngân hàng trung ương Nga và ngân hàng cho vay lớn thứ hai nước này là VTB Bank.

Cuối tuần trước, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT. Phần lớn các quốc gia châu Âu đã cấm máy bay Nga đi qua không phận của họ, điều này có thể gây khó khăn cho việc vận chuyển tiền mặt vào nước này.

Trong bối cảnh đó, người Nga đã đổ xô đến các máy ATM để rút tiền do lo ngại thẻ ngân hàng có thể ngừng hoạt động hoặc các nhà băng sẽ hạn chế rút tiền mặt. 

Tham khảo Reuters

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video