Nhiều thiếu sót tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM

Thanh tra TP HCM vừa chỉ ra những thiếu sót, tồn tại tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM như chưa trích nộp quỹ dự phòng, xác nhận công nợ chưa đầy đủ…

Cụ thể, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC) chưa trích lập dự phòng 10 khoản nợ với số tiền hơn 154 tỉ đồng; đối chiếu, xác nhận công nợ chưa đầy đủ; chưa tích cực đôn đốc, thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản nợ, có những khoản nợ kéo dài.

Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31-12-2020 là 1.165,81 tỉ đồng. HFIC chưa thực hiện trích nộp 20% số quỹ đã trích sử dụng không hết năm 2015, 2016 và chưa nộp khoản trích từ năm 2019 số tiền hơn 3,4 tỉ đồng về Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ TP.

Nhiều thiếu sót tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM - Ảnh 1.

Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM

Theo báo cáo của HFIC, đến ngày 30-4-2022 số dư lãi tiền gửi từ nguồn Quỹ hiện là hơn 8,8 tỉ đồng; khoản lãi tiền gửi và lãi cho vay nguồn vốn ủy thác là hơn 4,7 tỉ đồng. HFIC chưa nộp ngân sách số lãi tiền gửi và lãi cho vay nguồn vốn ủy thác là thực hiện chưa đúng theo quy định… 

Trên cơ sở kết luận thanh tra, Văn phòng UBND TP đã ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi. Theo đó, đồng ý nội dung kết luận thanh tra. Đồng thời, Chủ tịch UBND TP giao Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc HFIC lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng nghiêm túc thực hiện việc công khai, minh bạch trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước theo đúng quy định.

Tăng cường việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo thuận lợi cho việc giám sát của tập thể và của cán bộ, viên chức, người lao động nhằm nâng cao hiệu quả công tác, phòng ngừa tham nhũng theo quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Tăng cường việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức đến cán bộ, viên chức, người lao động tại các phòng ban và các đơn vị trực thuộc…

Chấn chỉnh công tác quản lý, đối chiếu công nợ phải thu đúng theo quy định. Rà soát và có biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản nợ phải thu quá hạn để đảm bảo thu hồi vốn, nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty…

Theo Trường Hoàng (Người Lao Động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video