Nhiều doanh nghiệp ngành Y, Dược đua trả cổ tức cao năm 2015

Rất nhiều doanh nghiệp ngành y, dược đua trả cổ tức cao như Traphaco, Dược Hậu Giang, Dược Bến Tre, Dược Hà Tây, Dược phẩm Agimexpharm....

phat-trien-nganh-duoc

Mùa cổ tức năm nay, nhiều cổ đông đã bất ngờ với tỷ lệ cổ tức cao mà các doanh nghiệp chi trả. Đồng thời, cũng xuất hiện thêm nhiều “hiện tượng” trả cổ tức còn cao hơn thị giá nhiều lần. Đánh giá chung, cổ tức của các doanh nghiệp năm nay cao hơn các năm trước. Các doanh nghiệp ngành Y dược cũng không nằm ngoài quy luật chung khi mùa cổ tức năm nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã công bố tỷ lệ chia cổ tức khá cao. Ngày 18/5 vừa qua Dược Hậu Giang đã chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 35%. Các năm 2013, 2014 Dược hậu Giang đều trả cổ tức 30% cũng bằng tiền cho cổ đông. Đầu năm 2016, Traphaco (TRA) cũng đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền cho cổ đông tỷ lệ 20%. Mục tiêu của Traphaco là liên tục giữ mức cổ tức 30%/vốn điều lệ trong vòng 5 năm tới. Trong khi đó, Dược phẩm Imexpharm (IMP) cũng trả cổ tức năm 2015 đến 20%.
[caption id="attachment_21540" align="aligncenter" width="320"]Biến động giá cổ phiếu TRA trong 6 tháng gần đây Biến động giá cổ phiếu TRA trong 6 tháng gần đây[/caption]

Ngoài ra, còn có thể kể đến các doanh nghiệp y dược khác như CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (PMC) vừa chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 14%, nâng tổng tỷ lệ cổ tức năm 2015 lên 24%. Còn CTCP Y tế Danameco (DNM) lại trả cổ tức năm 2015 làm 2 đợt tổng cộng 30%. Dược phẩm OPC (OPC) đã tạm ứng cổ tức 2 lần cho năm 2015 tổng tỷ lệ 20% và có vẻ chưa dừng lại mức đó.

Dược Hà Tây (DHT) mới tạm cho cổ đông ứng cổ tức 10% bằng tiền năm 2015, tuy nhiên ĐHCĐ đã thông qua mức chí cổ tức năm 2015 tổng cộng lên đến 30%. Dược Bến Tre (DBT) cũng mới chỉ tạm ứng cổ tức lần 1/2015 tỷ lệ 10% và các cổ đông của DBT còn có thể chờ đợi thông tin cổ tức tiếp theo khi năm 2015 công ty báo lãi sau thuế 22 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm 2014.

[caption id="attachment_21541" align="aligncenter" width="300"]phat-trien-nganh-duoc 2 Biến động cổ phiếu DHT trong 6 tháng gần đây[/caption]

Mới đây nhất, CTCP XNK Y tế Domesco (DMC) cũng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2015 tỷ lệ 20%, đồng nghĩa với việc Domesco sẽ chi khoảng 53 tỷ đồng trả cho cổ đông trong khi cả năm công ty báo lãi trên 141 tỷ đồng.

Không chỉ các doanh nghiệp Y, dược đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán, rất nhiều doanh nghiệp đang giao dịch trên sàn UPCoM cũng đua trả cổ tức cao như CTCP Nam Dược (NDC) đã thanh toán cổ tức 20% bằng tiền cho cổ đông, hay như Dược phẩm Agimexpharm (AGP) vừa chia cổ tức 15% cho năm 2015. CTCP Dược vật tư y tế Đăk Lăk (DBM) cũng vừa trả cổ tức 12% cho cổ đông.

Bên cạnh đó, có thể kể đến những doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết như CTCP Dược Trung ương Mediplantex (MED) vừa trả cổ tức 15% còn Dược phẩm Mekophar (MKP) vừa thông qua tổng mức chia cổ tức năm 2015 đến 25% bằng tiền mặt trong đó đã tạm ứng trước 2 đợt tổng cộng 15%, số còn lại sẽ được chia trong thời gian thích hợp.

Nhìn thống kế cho thấy những doanh nghiệp y, dược dù có vốn điều lệ không lớn, thanh khoản thị trường cũng không cao tuy nhiên, giá cổ phiếu y, dược luôn rất cao. Năm 2015 cũng là năm nhiều doanh nghiệp ngành này đua nhau trả cổ tức cao cho cổ đông.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video