Nhập siêu tăng: Nên mừng hay lo?

Theo Tổng cục Thống kê, 3 tháng đầu năm 2017, nhập siêu đã quay trở lại. Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 2/2017 nhập siêu 2 tỷ USD; tháng 3/2017 ước tính nhập siêu 1,1 tỷ USD.

[caption id="attachment_52991" align="aligncenter" width="550"] Tháng 3/2017 ước tính nhập siêu 1,1 tỷ USD. Ảnh: Interner[/caption]

Trong một số thời điểm trước đây, việc nhập siêu tăng đôi khi không hẳn là tiêu cực bởi rất có thể, do nhu cầu tiêu thụ nguyên, vật liệu, nhiên liệu tăng cao, phục vụ sản xuất mà lượng hàng hoá nhập khẩu phải tăng lên và như vậy, nhập siêu có khi lại là dấu hiệu nền kinh tế khởi sắc.

Nhưng việc gia tăng nhập siêu ở mức đột ngột trong khi nhìn chung, tình hình sản xuất, kinh doanh của cả nước trong các tháng đầu năm không thực sự sáng sủa lại là dấu hiệu đáng lo ngại.

Thực tế cho thấy, tại thị trường nội địa, muốn mua một cái áo thương hiệu Việt Tiến, Nhà Bè hay May 10 rẻ nhất cũng 300-500 nghìn, đắt cũng trên dưới 1 triệu. Với mức giá này, phần đông người dân mấy ai dám mua để mặc?

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô thì đầu tư rồi bảo hộ bấy lâu nay, cũng chỉ dừng ở việc nhập linh kiện về lắp ráp, mà bán thì giá cũng đâu rẻ. Ngành khai khoáng thì chỉ việc khoan và đào lên để bán lấy tiền nhưng năm nào cũng thấy báo lỗ… Vậy thì nhập khẩu, nhập siêu sản phẩm của các nước là chuyện thường tình và còn là câu chuyện lâu dài.

Có người nói với giọng bức xúc: “Có gì mà ngạc nhiên, Việt Nam nhập cả cây tăm xỉa răng. Năm ngoái xuất siêu là do kinh tế quá yếu, tiêu thụ kém, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất phá sản, nên không ai nhập khẩu nhiều. Năm nay tồn kho đã hết, lại phải nhập siêu thôi. Nên bỏ thói tự hào, tâng bốc, làm công tác tuyên truyền, không làm việc, nên tập trung tiền để nuôi những người làm ra sản phẩm. Chứ bộ máy cồng kềnh, yếu kém, toàn thấy báo cáo hay, còn thực tế thì sau một thời gian (một nhiệm kỳ) những cái hay thành cái dở”.

Cũng có ý kiến là mọi người ủng hộ hàng Việt, cố gắng dùng hàng nội “made in Viet Nam” để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mạnh. Đó là cách mà nhiều nước họ áp dụng. Ở Đức, Nhật, rất ít hàng nước ngoài nào chen được vào siêu thị của họ bởi rất nhiều rào cản.

Thật ra, nhập siêu của Việt Nam là do cấu trúc kinh tế lệch lạc, quá chú trọng vào công nghiệp chế biến – nơi mà hầu hết là gia công, lắp ráp. Ngoài ra, việc nền kinh tế hầu như không có sản phẩm hỗ trợ nên nếu muốn sản xuất thì phải nhập nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Các sản phẩm mang mác nhãn Việt Nam nhưng cấu thành lên nó hầu hết từ nước ngoài, cái phần Việt Nam chỉ là sức lao động kết tinh trong đó.

Đồng thời, chính chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại việc sản xuất hàng hóa của ta cả về chất lượng, giá, mẫu mã nếu không chúng ta sẽ còn chạy theo cán cân lệch này hoài, nhất là khi bước vào hội nhập với thế giới thì chuyện thắng thua ai cũng đoán được.

Mới hết quý 1/2017 mà con số nhập siêu đã được cho là “khủng”, một con số không biết chúng ta nên mừng hay lo cho nền kinh tế nước nhà?

Do đó, theo người viết, một số nghiên cứu mà các nhà quản lý cần lưu tâm đó là: Nên ưu tiên chú trọng đến khu vực dịch vụ, rồi nông nghiệp và cuối cùng mới là công nghiệp chế biến. Như thế mới có thể cân bằng được cán cân thương mại.

Theo Lầu Thanh Enternews

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video