Xuất khẩu sầu riêng hồi phục, dự báo tiếp tục tăng

Từ tháng 5 là thời điểm sầu riêng chính thức trở lại "đường đua" xuất khẩu khi tăng trưởng mạnh so với hồi đầu năm.
Sầu riêng từng là loại trái cây xuất khẩu trị giá tỉ USD. Ảnh: Phong Linh

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch rau quả tháng 6 đạt 807 triệu USD, tăng hơn 30% so với tháng trước và tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng đầu tiên trong năm, xuất khẩu rau quả tăng trưởng trở lại sau 5 tháng liên tục giảm.

Một trong những nhân tố góp phần lớn vào sự tăng trưởng xuất khẩu rau, quả trong tháng 6.2025 là sự phục hồi của ngành hàng sầu riêng. Riêng sầu riêng đóng góp khoảng 360 triệu USD trong tháng 6, tăng hơn 70% so với tháng 5.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, từ tháng 5 sầu riêng đã chính thức trở lại "đường đua", tăng trưởng mạnh tại nhiều thị trường trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia... Thời điểm cũng trùng với vụ thu hoạch sầu riêng trọng điểm như Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ - nơi có tỉ lệ nhiễm cadimi thấp nên hàng hóa đạt chuẩn xuất khẩu nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt hiện đã kiểm soát tốt hơn các chỉ tiêu kỹ thuật như chất vàng O, cadimi - yếu tố từng khiến hàng bị trả về. Nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhà vườn, vựa trung gian phải xét nghiệm chất lượng trước khi nhập hàng, giúp tăng tỉ lệ thông quan.

Theo ông Nguyên nhận định nếu theo đà tăng này, trong cao điểm vụ mùa sắp tới (khoảng tháng 9-10), xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 500-550 triệu USD/ tháng. Tuy nhiên, giá khó có thể quay lại mức đỉnh như giai đoạn 2023-2024 vì nguồn cung toàn cầu ngày càng dồi dào.

Bên cạnh sầu riêng tươi, giá trị xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng mạnh, kể cả sang thị trường Thái Lan. Trong 6 tháng đầu năm, sầu riêng đông lạnh ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc với 388 lô xuất khẩu, đạt 14.282 tấn, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đưa ra dự báo xuất khẩu sầu riêng có khả năng phục hồi từ quý 3.2025, đặc biệt vào mùa vụ chính từ tháng 8 đến tháng 10. Tuy nhiên, mức phục hồi vẫn phụ thuộc lớn vào việc doanh nghiệp và nông dân có duy trì được điều kiện an toàn thực phẩm như đã cam kết. Nếu tình trạng vi phạm còn tái diễn thì rủi ro xuất khẩu ngành hàng này vẫn còn rất lớn.

Theo Báo Lao Động

ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống còn 6,3% vào năm 2025

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cho các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong năm nay và năm tới. Việc hạ dự báo này chủ yếu do dự kiến xuất khẩu giảm trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu và môi trường thương mại toàn cầu thiếu ổn định, cùng với nhu cầu trong nước suy yếu.

Kiểm soát lạm phát

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Giải pháp nào để xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng

Kinh tế toàn cầu đang đứng trước lằn ranh chiến tranh thương mại mới, trong khi địa chính trị vẫn còn nhiều bất định… Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu – đối mặt với cả cơ hội và thách thức để duy trì đà tăng trưởng. Với kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt khoảng 426-430 tỷ USD, tăng khoảng 15,5-15,8% so với cùng kỳ, Việt Nam đang cho thấy sức bật đáng kể. Nhưng chúng ta cần có giải pháp gì để vượt qua sóng gió thương mại toàn cầu?

Video