Chuối Việt Nam và kì vọng xuất khẩu 4 tỷ USD

Tại Diễn đàn thúc đẩy xuất khẩu chanh leo, chuối, dứa, dừa mới đây, ông Phạm Quốc Liêm - Chủ tịch Unifarm - đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng: Ngành hàng chuối Việt Nam hoàn toàn có thể đạt giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD trong tương lai.

Chuối - Trụ cột mới của ngành trái cây

Chuối hiện chiếm khoảng 161.000 ha trong tổng số hơn 1,3 triệu ha cây ăn quả của Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu năm 2024 đạt gần 380 triệu USD - đưa Việt Nam vào top 10 nước xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới. Sản phẩm chuối tươi Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh sầu riêng - mặt hàng tỷ USD của Việt Nam - đang gặp khó khăn xuất khẩu nửa đầu năm 2025, và thanh long đã tụt khỏi mốc 1 tỷ USD, ngành nông nghiệp đang cần những trụ cột tăng trưởng mới. Chuối, với tiềm năng lớn và khả năng thích ứng cao, được kỳ vọng trở thành điểm tựa tiếp theo.

Nhưng không dừng lại ở mục tiêu xuất khẩu vài trăm triệu USD, Unifarm - doanh nghiệp dẫn đầu trong sản xuất chuối công nghệ cao - đã đặt mục tiêu táo bạo: nâng ngành chuối Việt Nam lên mốc xuất khẩu 4 tỷ USD, tương đương giá trị sản xuất tối thiểu 20.000 USD/ha, gấp gần 10 lần hiện tại.

Điểm nổi bật trong chiến lược của Unifarm là kiên trì duy trì một bộ tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, áp dụng xuyên suốt toàn chuỗi từ giống, canh tác, thu hoạch đến truy xuất nguồn gốc. Không chạy theo từng tiêu chuẩn thị trường riêng biệt (VietGAP, GlobalGAP…), Unifarm chọn cách thống nhất quy trình - đảm bảo sự ổn định, đồng đều và dễ mở rộng quy mô.

Tầm nhìn của Unifarm không chỉ là kinh doanh hiệu quả, mà còn đồng hành cùng ngành nông nghiệp và người nông dân Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu chuối Việt uy tín toàn cầu.

Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho rằng, ngành trái cây nói chung, trong đó có chuối, cần được tái cấu trúc toàn diện. Trọng tâm là quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung gắn với doanh nghiệp tiêu thụ; cải tiến giống, kỹ thuật canh tác, giảm chi phí đầu vào; nâng cấp chế biến, logistics và phát triển thương hiệu; mở rộng xuất khẩu chính ngạch và tổ chức lại chuỗi liên kết. Đặc biệt, vai trò của doanh nghiệp và hợp tác xã trong chuỗi giá trị cần được phát huy mạnh mẽ, không chỉ trong sản xuất mà còn trong định hướng thị trường và phát triển công nghiệp chế biến.

Theo doanh nhân Võ Quan Huy - người được mệnh danh là “Vua chuối” - trong bối cảnh thị trường chuối tươi ngày càng cạnh tranh, việc phát triển sản phẩm chế biến sâu và phụ phẩmlà bước đi tất yếu nếu Việt Nam muốn nâng tầm ngành chuối vàtránh phụ thuộc vào một vài thị trường xuất khẩu truyền thống.

Hiện nay, phần lớn chuối Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng quả tươi, chủ yếu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Trung Đông. Trong khi đó, các sản phẩm như chuối sấy, chuối ép, rượu chuối, bánh chuối hay bột chuối xanh, vốn có giá trị cao hơn, vẫn chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún.

Để khai mở tiềm năng này, doanh nhân “Vua chuối” đề xuất có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến chuối, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đồng thời, cần có chương trình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm tận dụng tối đa phế, phụ phẩm từ cây chuối, thay vì vứt bỏ gây lãng phí hoặc ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Một vấn đề mấu chốt khác là quản lý giống chuối. Theo ông Nguyễn Như Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, dù chuối nằm trong danh mục cây trồng chính (cùng với lúa, ngô, cà phê, cam, bưởi), nhưng số lượng doanh nghiệp đăng ký khảo nghiệm giống còn rất thấp. Bộ đang xem xét giữ lại chỉ 2 nhóm cây trồng chính (lúa, ngô), các nhóm còn lại sẽ tự công bố lưu hành, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm pháp lý về chất lượng giống.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trồng chuối phải nâng cao năng lực nghiên cứu, lựa chọn giống, đồng thời ý thức rõ về quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất giống - một vấn đề đang bị xem nhẹ dù mang yếu tố sống còn trong thị trường.

Theo Thời báo Ngân Hàng

Cà phê Việt Nam chinh phục "thánh địa" văn hóa cà phê toàn cầu

Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, đang nỗ lực khẳng định vị thế và mở rộng thị phần cho các sản phẩm cà phê tại thị trường mới, đặc biệt là khu vực Mỹ Latinh - nơi được mệnh danh là "thánh địa" của văn hóa cà phê toàn cầu. Việc Việt Nam lần đầu tiên tham dự Expocafé Chile 2025, diễn ra từ ngày 19 - 20/7/2025, tại Trung tâm Triển lãm Espacio Riesco, Santiago, Chile, đã ghi dấu một sự kiện đầy ý nghĩa trong hành trình này.

Lâm Đồng – Việt Nam sẽ trở thành trung tâm trà của thế giới

Việt Nam, với lịch sử hàng trăm năm gắn liền với cây chè, tự hào sở hữu một ngành chè đầy tiềm năng. Đặc biệt tại Lâm Đồng, một trong những thủ phủ chè của Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế và phát triển không ngừng. Chè Việt không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp chủ lực mà còn là biểu tượng văn hóa, gắn liền với đời sống và tâm hồn người Việt.

Đã đến lúc thay đổi mô hình tăng trưởng để cất cánh

Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế trong thời gian qua, với tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao trong khu vực. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng hiện tại chủ yếu dựa vào nguồn lực lao động giá rẻ và vốn đầu tư đang bộc lộ những hạn chế cố hữu, đòi hỏi một sự chuyển dịch mạnh mẽ để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong tương lai.

Ngành sản xuất điện tử khát nhân lực AI chất lượng cao

Theo ông Trần Đức Hòa - Phó Giám đốc Kinh doanh của VNPT Technology, Công ty đã và đang “mạnh tay” đầu tư vào đội ngũ kỹ sư và nhà máy sản xuất thông minh, với các thiết bị IoT, nền tảng quản lý IoT và đặc biệt là các tính năng AI đều được phát triển nội bộ.

Video