Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

Chuyển đổi số mang tính tổng thể, chiến lược

Có thể nói, đây là lần đầu tiên Việt Nam có kế hoạch về chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, thống nhất trong các cơ quan hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Điểm khác biệt mang tính đột phá của Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW là sự chuyển động đồng bộ, toàn diện của tất cả các khối trong hệ thống chính trị. Mỗi khối đều có nhiệm vụ cụ thể, gắn với trách nhiệm chính trị trước Đảng và nhân dân để cùng kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất.

Người dân, dù ở lứa tuổi nào cũng dần quen với công nghệ và chuyển đổi số
Người dân, dù ở lứa tuổi nào cũng dần quen với công nghệ và chuyển đổi số

Với tinh thần “tiên phong, gương mẫu” trong công cuộc kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trong 6 tháng qua, Quốc hội đã tích cực triển khai Quốc hội số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ các hoạt động của Quốc hội. Trên cơ sở nâng cấp tính năng phần mềm cung cấp thông tin trên thiết bị thông minh (App Quốc hội 1.0), tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đưa vào sử dụng App Quốc hội 2.0 và ứng dụng AI. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Quốc hội tăng cường sử dụng công nghệ, AI trong hoạt động, chủ động nâng cao kỹ thuật, thay đổi phương thức làm việc trong thời gian tới. Văn phòng Quốc hội ưu tiên số hóa hồ sơ, tài liệu giấy đã lưu trữ để tạo hệ thống dữ liệu, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ, AI để tạo ra kết quả nổi bật, đột phá phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn là con đường tất yếu để xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Là một trong số những thành phố phát triển năng động, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Hoàng Minh Cường cho biết, toàn bộ cơ quan nhà nước cấp thành phố đã tham gia mở dữ liệu phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, qua đó tạo kênh tương tác số, thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, thành phố tập trung phát triển dịch vụ xác thực, định danh điện tử cho người dân, doanh nghiệp; triển khai ứng dụng Egov Hải Phòng cho cán bộ, công chức và Smart Hải Phòng phục vụ người dân. Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP) thành phố kết nối 19 hệ thống bộ, ngành, trung ương; cơ sở dữ liệu đất đai số hóa gần 1 triệu thửa đất; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn thành phố đạt hơn 90%, 100% cơ quan nhà nước từ thành phố tới cấp xã ký số văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường mạng...

Không chỉ trong lĩnh vực hành chính, chuyển đổi số đã tiếp cận gần hơn đến người dân, doanh nghiệp. Ông Lê Quang Hiệp, Giám đốc khoa học công nghệ Tập đoàn Fenikaa-X, chuyên về công nghệ tự hành, robot và trí tuệ nhân tạo cho biết, các dự án nghiên cứu tại đây được triển khai bài bản với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và giảng viên khoa học. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu thử nghiệm của tập đoàn đã được đầu tư bài bản, cho phép kiểm nghiệm và vận hành các công nghệ trong môi trường thực tế. Các sản phẩm công nghệ được phát triển tại đây đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Tập đoàn luôn đẩy mạnh nghiên cứu, làm chủ công nghệ lõi và ứng dụng vào đời sống. Đây là yếu tố then chốt để phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp một cách bền vững và hiệu quả.

Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng AI

Song để kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất, PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong việc xây dựng một chiến lược quốc gia mang tính toàn diện. Hiện có tới 65% tổ chức toàn cầu đã ứng dụng thế hệ AI mới, đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI) vào hoạt động vận hành và tỷ lệ này đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển AI, sớm hoàn thiện hệ thống thể chế và hành lang pháp lý phù hợp, đồng thời xây dựng các trung tâm tính toán hiệu năng cao và cơ sở dữ liệu quốc gia có khả năng chia sẻ, kết nối. Cùng với đó, việc phổ cập kiến thức về AI, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hợp tác công - tư sẽ là những trụ cột quan trọng góp phần hiện thực hóa chiến lược AI quốc gia trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, PGS.TS. Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh, doanh nghiệp không chỉ là động lực chủ yếu của nền kinh tế thị trường, mà còn là cầu nối quan trọng đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Để hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết 57, cần thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác giữa doanh nghiệp với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu. Đồng thời, xây dựng mô hình kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu nhằm khai thác tối đa nguồn lực trí tuệ. Để làm được điều này, nhà nước cần có chính sách cởi mở hơn để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và tham gia tích cực vào quá trình đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo Thời báo Ngân Hàng

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video