Ngành nông nghiệp chưa “hấp dẫn” Vốn FDI

Sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)  được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế ở (ĐBSCL), nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này còn rất khiêm tốn, phải chăng còn thiếu tính hấp dẫn từ cơ chế chính sách …..

[caption id="attachment_40682" align="aligncenter" width="517"]Quang cảnh hội nghị. Quang cảnh hội nghị.[/caption]

Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tại hội nghị đầu tư vào ĐBSCL với chủ đề “Cơ giới hóa nông nghiệp và đầu tư phát triển kỹ thuật thông minh” được tổ chức tại Cần Thơ ngày 11-11, cho biết ĐBSCL là  vùng nông nghiệp lớn cả cả nước, đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực cả nước; gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước (chiến 1/5 sản lượng gạo thương mại toàn cầu). Kinh tế vùng ĐBSCL phát triển nhanh và ổn định, tăng trưởng GDP luôn cao hơn bình quân của cả nước, đóng góp 41% giá trị sản xuất nông nghiệp, 20% GDP cho cả nước

Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ Tuy được được đánh giá là khu vực có tiềm năng to lớn về giá trị kinh tế, nhưng thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL vẫn còn rất khiêm tốn, lĩnh vực nông nghiệp lại càng nhỏ bé. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2016, FDI vào ĐBSCL đạt 1,67 tỉ đô la Mỹ, chiếm 10,2% so với tổng vốn FDI của cả nước, trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế, chỉ có 50 dự án với tổng vốn đăng ký 209 triệu đô la Mỹ.

Lý giải vì sao vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp còn quá thấp, trong khi tiềm năng lại rất lớn? Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ, cho rằng nông nghiệp trong quá khứ là "nông nghiệptruyền thống”,  phát triển chủ yếu dựa trên nhu cầu khai thác đất đai, lao động và với người nông dân đó là kinh nghiệm.  Nếu cứ duy trì như vậy, "Với thực trạng phát triển như vậy rất khó để thu hút đầu tư để phát triển, ông nói.

Tuy nhiên, tại hội nghị, ông Dũng đã lạc quan cho rằng vẫn có những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, đó là sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng dựa trên nền tảng sản xuất của nông nghiệp, nhất là sự gia tăng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. ĐBSCL đang được đánh giá là điểm đến đầu tư, kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đểm nổi trội của vùng ĐBSCL là cơ sở hạ tầng nơi đây đã phát triển nhiều hơn trước, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) trong vùng luôn ở tốp cao. Bức tranh FDI đã có sự dịch chuyển tăng dần, trước năm 2015 thu hút FDI chỉ  đạt bình quân 5%/năm, sang năm 2015 đã đạt 15% và 9 tháng qua đã chiếm 10,2% trong tổng vốn FDI của cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Takimoto Koji – Trưởng đại diện JETRO của Nhật Bản tại TP.Hồ CHí Minh cho biết: Để hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, các cơ quan hữu quan cảu hai bên Nhật – Việt  đã tổ chức các đoàn khảo sát và tham quan, hoạt động hội chợ thương mại và chương trình văn hóa đang là cơ hội để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp nông nghiệp của Nhật Bản và Việt Nam trong đó lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cần được ưu tiên ưu tiên. “Theo dõi tình hình xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam cho thấy, càng xuất nhiều giá càng rẻ, nông dân càng khốn khó. Vấn đề đặt ra là ngoài cơ giới hóa, phải xem lại chất lượng giống cây trồng và vật nuôi. Vấn đế này, người Nhật đang đến Việt Nam để hỗ trợ” ông Takimoto Koji, nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn một số trở ngại, do giá đất cao, khó kiếm được diện tích đất lớn để đầutư. Cơ sở hạ tầng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhưng không phải đã là hoàn hảo, dẫn đến chi phí vận tải tăng, quá trình vận chuyển dễ hư hỏng sản phẩm… Trong nhập khẩu trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy là được miễn thuế, nhưng với phụ kiện đi kèm  vẫn phải có thuế VAT, ông Takimoto Koji, nhấn mạnh.

Văn Ca

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video