Ngân hàng ở Kon Tum cho vay khẩn cấp để ngăn tín dụng đen

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Kon Tum đang thực hiện việc cho vay tiêu dùng đối với người có nhu cầu khẩn cấp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐND tỉnh Kon Tum, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Kon Tum cho vay tiêu dùng nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Kon Tum bắt đầu được thực hiện từ tháng 2/2020. Theo đó từ nguồn vốn ngân sách, UBND tỉnh Kon Tum ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Kon Tum để cho người dân vay với mức tối đa 30 triệu đồng một trường hợp.

Đối tượng ưu tiên cho vay là người dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình gặp tình huống khẩn cấp cần có tiền ngay để giải quyết công việc, như đau ốm đột xuất, bị tai nạn phải đi cấp cứu… Ông Nguyễn Văn Chung, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Kon Tum cho biết, khi người dân có nhu cầu Ngân hàng sẽ giải ngân cho vay ngay trong ngày.

“Khi mà người dân có nhu cầu cấp thiết theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện thì được chính quyền phê duyệt và lên Ngân hàng Chính sách Xã hội trên địa bàn. Ngân hàng sẽ giải ngân ngay trong ngày. Đến hiện nay Ngân hàng đã giải ngân được 1,2 tỷ. Cơ bản nắm được những hộ này là những hộ đau ốm và bị tai nạn đột xuất phải cấp cứu. Bà con không phải vay mượn ở ngoài sẽ ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen trên địa bàn” - ông Nguyễn Văn Chung nói./.

Theo Khoa Điềm (VOV)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video