Ngân hàng niêm yết đầu tiên dự kiến lợi nhuận năm 2021 sụt giảm, không hoàn thành kế hoạch

Theo đó, ngân hàng này lên kế hoạch năm 2022 sẽ tăng trở lại, đặt mục tiêu lợi nhuận 2.500 tỷ, tăng 127% so với năm 2021.

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank – EIB) vừa thông qua đề xuất của ban điều hành về kế hoạch kinh danh năm 2022. 

Trong đó, năm 2021, ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 1.100 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 166.000 tỷ đồng, huy động vốn cuối kỳ đạt 138.600 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 115.790 tỷ đồng. 

Như vậy, nhiều khả năng lợi nhuận năm 2021 của Eximbank sẽ giảm so với năm ngoái. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 1.300 tỷ đồng. 

Năm 2022, ngân hàng dự kiến tổng tài sản đạt 179.000 tỷ đồng, tăng 7,8%; huy động vốn cuối kỳ tăng 6,5% đạt 147.600 tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng tăng 13,5% đạt 115.700 tỷ đồng. Lợi nhuận trứơc thuế kế hoạch 2.500 tỷ đồng, tăng 127%.

Ngân hàng niêm yết đầu tiên dự kiến lợi nhuận năm 2021 sụt giảm, không hoàn thành kế hoạch  - Ảnh 1.

Trước đó, Hội đồng quản trị Eximbank ngày 31/12/2021 đã ra quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2021. Theo đó, lợi nhuận trước thuế mục tiêu cả năm được điều chỉnh giảm xuống còn 1.300 tỷ đồng, thấp hơn 40% so với kế hoạch ban đầu và giảm nhẹ 1,5% so với năm 2020.

9 tháng đầu năm 2021, Eximbank là ngân hàng niêm yết duy nhất ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm. Lợi nhuận trước thuế Eximbank chỉ đạt 966 tỷ đồng, giảm 12,4% và thực hiện được gần 45% kế hoạch lợi nhuận đề ra ban đầu (2.150 tỷ).

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video