Ngân hàng J.Trust của Nhật Bản muốn tham gia tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam

Thủ tướng đánh giá cao mong muốn này của J.Trust và nêu rõ, quá trình tham gia phải phù hợp với các quy định pháp luật của Việt Nam.
Ngân hàng J.Trust của Nhật Bản muốn tham gia tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam
Thủ tướng tiếp ông Nobiru Adachi, Chủ tịch Ngân hàng J.Trust. Ảnh VGP/Quang Hiếu
 
Tại Hội nghị G20, chiều 29/6, tại Osaka, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo Tập đoàn JXTG, Marubeni, Ngân hàng J.Trust. Đây là những doanh nghiệp Nhật Bản đã và sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Tiếp ông Nobiru Adachi, Chủ tịch Ngân hàng J.Trust, một ngân hàng lớn của Nhật Bản hoạt động tại nhiều quốc gia, Thủ tướng đánh giá cao kinh nghiệm, năng lực tài chính của J.Trust trong việc tái cấu trúc, khôi phục hoạt động của các tổ chức ngân hàng, tài chính yếu kém, gặp khó khăn về tài chính tại một số nước trong khu vực và cho biết, Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh, tái cấu trúc, lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng.

Đánh giá cao việc J.Trust muốn tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, quá trình tham gia phải phù hợp với các quy định pháp luật của Việt Nam. 

Thủ tướng đề nghị J. Trust khẩn trương phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tiến hành các công việc cần thiết, đồng thời nhấn mạnh, các đối tác tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng tại Việt Nam phải là những ngân hàng có tiềm lực tài chính, trình độ quản trị hiện đại, có phương án tái cấu trúc rõ ràng. 

Thủ tướng cũng hoan nghênh việc J.Trust mong muốn là cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam và cho biết, Việt Nam đang phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

Chủ tịch Ngân hàng J.Trust, ông Nobiru Adachi cho biết, trọng tâm của Ngân hàng là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư ra các nước. Tập đoàn mong muốn trở thành cầu nối đưa nhiều hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào Việt Nam, bởi hiện các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất. Hiện Tập đoàn đang quan tâm đến thị trường tài chính, ngân hàng Việt Nam, mong muốn mang kinh nghiệm, thế mạnh tốt nhất của J. Trust để tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng tại Việt Nam.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video