Napas ký thỏa thuận hợp tác liên minh với DFS

Chủ thẻ DFS có thể giao dịch và thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại mạng lưới 17.000 ATM và 270.000 máy POS tại Việt Nam.

Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) và tổ chức thẻ quốc tế Discover Financial Services - DFS (Mỹ) vừa ký kết thỏa thuận liên minh hệ thống chuyển mạch.

Theo đó, hai bên thống nhất kết nối xử lý chuyển mạch các giao dịch thẻ giữa DFS và thị trường Việt Nam thông qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử của Napas. Điều này cho phép các chủ thẻ DFS có thể giao dịch và thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại mạng lưới kết nối liên thông hơn 17.000 ATM và hơn 270.000 máy POS tại Việt Nam.

[caption id="attachment_78571" align="aligncenter" width="500"] Lễ ký kết hợp tác diễn ra vào ngày 20/12 tại Hà Nội. Ảnh: Napas.[/caption]

DFS là tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng và thanh toán thành lập từ năm 1986. Đây là mạng lưới thanh toán lớn thứ 3 trên thế giới, đảm nhiệm vận hành 3 mạng lưới phát hành và chấp nhận thẻ quốc tế là Discover Network, PULSE Network và Diners Club International (DCI) Network. Mạng lưới chấp nhận của DFS có mặt tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 41 triệu đơn vị chấp nhận thẻ. Bên cạnh đó, DFS cũng có hơn 71 triệu khách hàng chủ thẻ DFS trên toàn cầu.

Việc lựa chọn Napas là đối tác phát triển thị trường nằm trong chiến lược phát triển dịch vụ toàn cầu của DFS thông qua kết nối với các tổ chức thẻ nội địa, tổ chức thanh toán quốc gia như Union Pay (Trung Quốc), JCB (Nhật Bản), Interac (Canada), Rubay (Ấn Độ), BC Card (Hàn Quốc)...

Phát biểu tại sự kiện, ông Joe Hurley - Phó chủ tịch cấp cao, bộ phận phát triển kinh doanh toàn cầu của Discover cho biết hợp tác với Napas là một bước tiến quan trọng nhằm tận dụng tất cả lợi thế sẵn có của cả hai bên để thúc đẩy sự tăng trưởng giao dịch và số lượng thẻ DFS tại thị trường Việt Nam.

"Đồng thời, thông qua hợp tác này, DFS cũng mong muốn hỗ trợ cho sự phát triển toàn cầu của những hệ thống chuyển mạch quốc gia như Napas", ông Joe Hurley nói.

Ông Lê Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Napas đánh giá cao chiến lược tiếp cận, phát triển sản phẩm dịch vụ tại thị trường nội địa của DFS thông qua kết nối chuyển mạch với các tổ chức thẻ nội địa, tổ chức thanh toán quốc gia.

"Phương thức hợp tác này hỗ trợ các bên tối ưu hóa chi phí và nguồn lực triển khai cung cấp sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng và khách hàng chủ thẻ trong thời gian sớm nhất, phù hợp với quy định, chính sách về phát triển thị trường của Ngân hàng Trung ương nước sở tại", ông Lê Quốc Hưng, chia sẻ,

Napas đang quản trị và vận hành hệ thống chuyển mạch kết nối liên thông hơn 17.000 máy ATM, 270.000 máy POS, 300 doanh nghiệp thanh toán điện tử, phục vụ hơn 100 triệu chủ thẻ của 46 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Theo Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video