Một doanh nghiệp "bí ẩn" sẽ rót 1.000 tỷ mua cổ phiếu HAGL

Cổ phiếu HAG đã giảm sàn 3 trong 4 phiên gần đây.

HAGL vừa công bố nghị quyết hội đồng quản trị về việc triển khai chào bán riêng lẻ 161,9 triệu cổ phiếu huy động 1.700 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thông qua mới đây.

Cụ thể sẽ có 3 nhà đầu tư tham gia mua cổ phần là Cty TNHH Glory Land, CTCP Quản lý Việt Cát và ông Nguyễn Đức Quân Tùng.

Với giá phát hành 10.500 đồng/cp, Công ty Glory Land sẽ rót 1.000 tỷ đồng và sở hữu 8,74% cổ phần của HAGL sau phát hành.

Công ty Glory Land được thành lập vào năm 2014 với gọi CTCP AAMILK, vốn điều lệ ban đầu là 100 triệu đồng,trong đó bà Cao Thị Ngọc Sương – vợ chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn – nắm giữ 89,9% vốn. Theo đăng ký kinh doanh mới nhất thay đổi vào tháng 12/2020, Glory Land có vốn điều lệ 398 tỷ đồng. 

Một doanh nghiệp bí ẩn sẽ rót 1.000 tỷ mua cổ phiếu HAGL - Ảnh 1.

Sau khi hoàn thành đợt chào bán, vốn điều lệ của HAGL sẽ tăng từ 9.275 tỷ lên 10.893 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của bầu Đức sẽ giảm từ 34,5% xuống 29,37%.

Chốt phiên giao dịch 14/4, cổ phiếu HAG giảm sàn xuống 11.300 đồng, đây là phiên sàn thứ 3 trong 4 phiên gần đây.

Một doanh nghiệp bí ẩn sẽ rót 1.000 tỷ mua cổ phiếu HAGL - Ảnh 2.
Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video