Mizuho lập quỹ đầu tư 252 triệu USD, nhắm đến doanh nghiệp Việt

Quỹ đầu tư của Mizuho dự kiến sẽ ra mắt vào mùa hè này và nắm đến các công ty vừa và nhỏ hoạt động tại Đông Nam Á.

[caption id="attachment_53360" align="aligncenter" width="660"] Mizuho Financial Group cũng có thể sử dụng quỹ này để hỗ trợ liên doanh giữa Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.[/caption]

Theo nguồn tin từ Nikkei, Tập đoàn tài chính Nhật Bản Mizuho - Mizuho Financial Group sẽ thành lập quỹ đầu tư khoảng 28 tỷ yên (252 triệu USD) vào đầu mùa hè năm nay để đầu tư vào các công ty vừa và nhỏ hoạt động tại Đông Nam Á. Mizuho cũng có thể sử dụng quỹ này để hỗ trợ liên doanh giữa Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Quỹ sẽ nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp ở các quốc gia như Việt Nam, Indonesia và Malaysia, theo Nikkei. Khoảng 1 tỷ yên sẽ được đầu tư vào mỗi công ty.

Quỹ của đầu tư này của đại gia tài chính Nhật Bản cũng sẽ cung cấp các hình thức hỗ trợ khác như gửi nhân viên đến các doanh nghiệp.

Mizuho có khả năng sẽ đầu tư hơn 10 tỷ yên trong khi các công ty như Dai-ichi Life Insurance. Các ngân hàng Nhật Bản và các nhà đầu tư tổ chức ở châu Âu cũng đang xem xét đầu tư vào quỹ này.

Giới phân tích cho rằng, dường như ngân hàng này đang cố gắng khắc phục sự chậm chân của mình tại thị trường ASEAN, khi các đối thủ đồng hương là Mitsubishi UFJ Financial Group Inc và Sumitomo Mitsui Financial Group Inc, đang mở rộng và phát triển nhanh chóng.

Ngân hàng Mizuho là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 2 và tổng vốn đứng thứ 3 tại Nhật. Mizuho là một tập đoàn tài chính rất lớn tại Nhật và là một trong số 20 tập đoàn tài chính lớn nhất toàn cầu bao gồm nhiều lĩnh vực như: ngân hàng; công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư...

Hiện tại Mizuho cũng có chi nhánh tại Việt Nam và là cổ đông nước ngoài lớn nhất của Ngân hàng Vietcombank.

Theo Trường Anh VietnamFinance

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video