Masan Resources: Nếu thành công, chúng ta đã thực sự khai mở “kho báu quốc gia”

Năm 2016, Masan Resources đặt chỉ tiêu doanh thu 5.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phấn đấu ở mức 660 tỷ đồng.

[caption id="attachment_16971" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

CTCP Tài nguyên Masan (Masan Resources - mã chứng khoán MSR – UPCoM) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên tổ chức 22/4 tới đây.

Trong báo cáo đánh giá của HĐQT công ty, việc Masan Resources đăng ký giao dịch trên UPCoM hồi tháng 9/2015 đã đưa công ty thành một trong những công ty sản xuất vonfram được niêm yết lớn nhất trên thế giới ngoài Trung Quốc.

Kết quả kinh doanh năm 2015 của công ty, doanh thu đạt 2.657 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đạt trên 84 tỷ đồng, tăng 137% so với năm 2014, trong đó lợi nhuận ghi nhận về cho chủ sở hữu công ty 152 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm 2015 lên đến 2.441 tỷ đồng. Tuy vậy, HĐQT công ty cũng trình phương án không chia cổ tức, giữ lại toàn bộ lợi nhuận.

Kế hoạch năm 2016, Masan Resources đặt chỉ tiêu doanh thu 4.500 đến 5.100 tỷ đồng, lợi nhuân sau thuế đặt mức 220 đến 660 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng trưởng lên đến 334%.

Masan Resources 2

Trong năm 2016, Masan Resources cũng dự kiến đầu tư 800 – 900 tỷ đồng vào các tài sản cố định. Kế hoạch này không bao gồm các giao dịch mua bán và sáp nhập tiềm năng.

Mục tiêu của công ty là có thể dẫn dắt sự thay đổi của thị trường Vonfram toàn cầu. "Nếu thành công, chúng ta có thể nói rằng Masan Resources đã thực sự khai mở “kho báu quốc gia” của Việt Nam vì lợi ích của các cổ đông và của Việt Nam".

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video