Lợi nhuận sụt giảm quý IV, SASCO vẫn lãi kỷ lục năm 2019

Số tiền lãi SASCO đạt được trong năm 2019 là mức cao nhất từ khi ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT và cũng là mức cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 với khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 782 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức doanh thu quý cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp phụ trợ hàng không này.

Nhờ việc tiếp tục duy trì biên lãi gộp cao trong mảng dịch vụ phụ trợ hàng không (trên 48%) công ty này đạt gần 375 tỷ đồng lợi nhuận gộp trong quý, tăng 6%.

Tuy nhiên, để đạt được mức doanh thu cao kỷ lục trên, SASCO đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí so với cùng kỳ để duy trì đà tăng trưởng.

Trong đó, không phát sinh chi phí tài chính nhưng chi phí bán hàng của công ty lại tăng 46 tỷ (tương ứng 27%), chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 33 tỷ (40%) so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và các khoản lợi nhuận trước - sau thuế sụt giảm.

Loi nhuan sut giam quy IV, SASCO van lai ky luc nam 2019 hinh anh 1 jonathan_hanh_nguyen.jpg

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT SASCO. Ảnh: Hải An.

Kết quả, trong 3 tháng cuối cùng của năm 2019, doanh nghiệp này đạt gần 72 tỷ lợi nhuận trước thuế, giảm 44%. Mức lãi ròng sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp cũng giảm một nửa so với cùng kỳ, đạt hơn 50 tỷ đồng.

Đây là mức lãi ròng thấp nhất của SASCO ghi nhận được trong một quý kể từ khi ông Hạnh Nguyễn đảm nhiệm vai trò cao nhất trong ban quản trị công ty từ tháng 4/2017.

Các chi phí tăng chủ yếu trong quý vừa qua gồm chi phí quản lý thuê điều hành các cửa hàng miễn thuế và trung tâm thương mại do công ty sở hữu và vận hành tại các sân bay trong nước. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu ở các khoản dự phòng phải thu khó đòi và phí dịch vụ mua ngoài.

Lãnh đạo SASCO cũng thừa nhận chính việc gia tăng của các khoản chi phí này đã khiến lợi nhuận của công ty giảm mạnh dù doanh thu tăng hàng chục tỷ đồng.

Không có kết quả kinh doanh quý IV thuận lợi nhưng tính trong cả năm 2019, doanh nghiệp của ông Hạnh Nguyễn vẫn ghi nhận 2.895 tỷ đồng doanh thu và 445 tỷ lợi nhuận trước thuế, cùng tăng 9% so với năm 2018. Đây cũng là kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp.

Trong khi lợi nhuận vượt 5% chỉ tiêu cả năm thì doanh thu SASCO đạt được cũng hoàn thành 96% kế hoạch.

Loi nhuan sut giam quy IV, SASCO van lai ky luc nam 2019 hinh anh 2 KET_QUA_KINH_DOANH_CUA_SASCO_zing.jpg

SASCO hiện là doanh nghiệp phụ trợ hàng không chuyên quản lý và vận hành cửa hàng miễn thuế, cửa hàng lưu niệm, phòng chờ lớn nhất tại Việt Nam. Trong đó, các cửa hàng tập trung chính tại sân bay Tân Sơn Nhất và Cam Ranh.

Trong cơ cấu doanh thu của công ty này, doanh thu bán hàng miễn thuế vẫn chiếm chủ đạo gần 50%. Ngoài ra, doanh thu phòng chờ và hàng hóa tại trung tâm thương mại cũng mang về hàng trăm tỷ mỗi năm. Đặc biệt, kinh doanh dịch vụ phòng chờ đang là mảng “hái ra tiền” của SASCO khi có biên lãi gộp lên tới 80-90%/năm.

Theo đó, công ty này đang vận hành 2 phòng chờ hạng thương gia tại ga quốc nội và 5 phòng chờ tại ga quốc tế thuộc sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, khách hàng của công ty chủ yếu là từ hãng Vietnam Airlines hoặc các hãng thuộc Skyteam như China Airlines, China Eastern, China Southern, Korean Airlines, Saudia Airlines…

Cũng trong năm vừa qua, SASCO đã chính thức tham gia thị trường cung cấp suất trên máy bay.

Theo Zing

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video