Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) dự kiến vẫn lỗ khi giá dầu ở mức thấp, trọng tâm 2020 là thoái vốn nhà nước

Dòng tiền năm 2020 dự kiến bị thiếu hụt khoảng 3.800 tỷ đồng nếu Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) chia cổ tức 3% năm 2019.

CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.

Kết thúc năm 2019, BSR có tổng doanh thu đạt 103.429 tỷ đồng vượt 5,6% kế hoạch và LNST đạt 2.873 tỷ đồng hoàn thành 97,8% kế hoạch 2019.

Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) dự kiến vẫn lỗ khi giá dầu ở mức thấp, trọng tâm 2020 là thoái vốn nhà nước - Ảnh 1.

Với tình hình giá dầu thô và sản phẩm hiện nay giảm rất mạnh trong bối cảnh tồn kho luôn ở mức cao do hậu quả của đại dịch cúm Covid-19 dẫn đến tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh, BSR đang chịu tổn thất giảm giá hàng tồn kho lên đến hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời khoảng cách giữa giá dầu thô và sản phẩm thấp thậm chí có những giai đoạn giá dầu thô cao hơn giá sản phẩm dẫn đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh của BSR quý I/2020 lỗ 2.332 tỷ đồng và dự kiến sẽ còn kéo dài đến hết năm 2020.

Công tác thanh toán mua dầu thô vẫn được thực hiện đúng hạn, trong khi sản lượng tiêu thụ giảm, chi phí mua sắm phục vụ bảo dưỡng tổng thể trong quý III/2020, dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất vẫn triển khai, theo đó dòng tiền năm 2020 dự kiến bị thiếu hụt khoảng 3.800 tỷ đồng (theo dự báo giá dầu thô và sản phẩm của WoodMackenzie phát hành giữa tháng 4/2020) nếu BSR chia cổ tức 3% năm 2019.

Hiện tại BSR đang nỗ lực triển khai các phương án ứng phó với diễn biến của thị trường nhằm giảm thiểu thiệt hại cho BSR. Do đó một trong những giải pháp để BSR có nguồn tiền dự trữ thanh khoản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình khó khăn là kiến nghị Đại hội đồng cổ đông Phương án không chia cổ tức năm 2019.

Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) dự kiến vẫn lỗ khi giá dầu ở mức thấp, trọng tâm 2020 là thoái vốn nhà nước - Ảnh 2.

Trước đó tại hội nghị tổng kết được diễn ra vào cuối năm 2019, BSR kỳ vọng năm 2020 sẽ đạt sản lượng sản xuất hơn 5,56 triệu tấn; doanh thu 80.315 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.289 tỷ đồng. Tuy nhiên theo tài liệu ĐHĐCĐ 2020 BSR đã không đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể cho năm 2020.

BSR cho biết vấn đề trọng tâm trong năm 2020 là thực hiện thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí tại BSR sau cổ phần hóa. Hiện PVN nắm giữ 92,13% vốn điều lệ của BSR.

Đồng thời thực hiện quyết liệt việc thoái phần vốn của BSR tại các đơn vị theo phương án tái cấu trúc đã được phê duyệt, trong đó đối với Dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất sẽ được thoái vốn ngay sau khi hoàn thành công tác quyết toán dự án, phù hợp với kế hoạch hành động thực hiện Đề án xử lý các dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công thương.

Tập đoàn cũng phối hợp với BSR-BF sớm hoàn thành công tác chạy nghiệm thu xử lý nước thải theo quy định, làm cơ sở hoàn thành xử lý tranh chấp, quyết toán Hợp đồng EPC, quyết toán Dự án để triển khai công tác định giá và thoái vốn tại BSR-BF.

Liên quan đến vấn đề niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, HĐQT BSR dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc niêm yết cổ phiếu BSR trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong năm 2020 hoặc niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) khi đủ điều kiện.

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video