Lộ diện chủ sở hữu Bao bì Nhựa Tân Tiến sau khi hủy niêm yết

Toàn bộ ban lãnh đạo của Bao bì Nhựa Tân Tiến đã được thay thế bằng những cái tên Hàn Quốc.

nhua tan tien

Ngày 16/9/2015, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định hủy niêm yết toàn bộ gần 15 triệu cổ phiếu TTP của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến từ ngày 15/10/2015. Lý do hủy niêm yết do công ty tự nguyện để tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển doanh nghiệp. Thời điểm sát ngày cổ phiếu TTP hủy niêm yết, một số cổ đông lớn quyết định thoái vốn như Đại Tân Long hay Thương mại Việt Siêu. Tuy nhiên, lại rất nhiều cá nhân rục rịch mua vào lượng lớn cổ phiếu. Cuối tháng 8 và tháng 9/2015, xuất hiện 2 cá nhân, ông Hoàng Chí Thanh và ông Nguyễn Tấn Bảo đồng loạt mua vào lượng lớn cổ phiếu TTP để trở thành cổ đông lớn. Ông Bảo mua vào 2,65 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 19,7%) và ông Thanh mua vào 2,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 21,6%). Trước giao dịch, cả ông Bảo và ông Thanh đều không sở hữu cổ phiếu TTP nào. Hơn nữa, để thực hiện các giao dịch này, ông Bảo và ông Thanh bị UBCKNN phạt tổng cộng 125 triệu đồng do chậm công bố báo cáo giao dịch cổ phiếu TTP. Ngoài 2 cá nhân trên, ông Lê Minh Cường, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Thanh Hải, Thành viên HĐQT cũng tích cực mua gom cổ phiếu TTP, tăng tỷ lệ sở hữu lên lần lượt 23,67% và 22,76%. Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên năm 2015 của Bao bì Nhựa Tân Tiến, tính đến thời điểm cuối năm 2015, doanh nghiệp còn lại vỏn vẹn 3 cổ đông lớn nắm giữ 80,57% vốn điều lệ công ty, trong đó ông Nguyễn Tấn Bảo còn sở hữu 17,71%; ông Lê Thanh Hải còn giữ 20,51% và cổ đông mới, Dongwon Systems Corporations nắm giữ đến 42,36% vốn điều lệ công ty.

nhua tan tien 1

Ông Lê Minh Cường, Đại Tân Long, Thương Mại Việt Siêu và cả DNTC Dy Khang đều không còn sở hữu cổ phiếu TTP nào.

Ngoài ra, ban lãnh đạo của công ty cũng được thay đổi, ông Lê Minh Cường không còn là Chủ tịch HĐQT công ty từ 11/11/2015 và thay vào đó là ông Cho Jum Kun, người Hàn Quốc; Phó Chủ tịch mới kiêm Ủy viên HĐQT cũng là người Hàn Quốc, ông Park Moonsu. Toàn bộ Ủy viên HĐQT cũng được thay thế bằng các nhân sự người Hàn Quốc. Hầu hết các chức danh này đều được bổ nhiệm từ tháng 11/2015.

Ông Lê Minh Cường cùng thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc từ ngày 11/1/2016, thay vào đó là ông Jo Jeong Kook; và Phó Tổng giám đốc là ông Châu Công Thức được bổ nhiệm từ ngày 1/2/2016.

Trên báo cáo tài chính năm 2015, tuy doanh thu đạt 1.393 tỷ đồng, giảm nhẹ 8% so với cùng kỳ, song lợi nhuận sau thuế đạt đến 60,7 tỷ đồng, tăng trưởng 83% so với năm 2014.

Theo Trí thức trẻ/TTP

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video