LienVietPostBank lãi hơn 3.600 tỷ năm 2021, tổng tài sản tăng trên 19%

Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt lần lượt 3.638 tỷ tăng 49,9% so với năm trước và vượt 14% so với kế hoạch đề ra. Tổng tài sản ngân hàng tăng hơn 19% nhờ sự mở rộng của mạnh mẽ của dư nợ cho vay.

LienVietPostBank lãi hơn 3.600 tỷ năm 2021, tổng tài sản tăng trên 19%

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank - Mã: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 với lợi nhuận trước thuế đạt 836 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế cả năm, lợi nhuận trước và sau thuế đạt lần lượt 3.638 tỷ (+49,9%) và 2.873 tỷ (+54,3%), vượt 14% so với kế hoạch đề ra tại Đại hội cổ đông thường niên.

Năm 2021, nhiều mảng kinh doanh của LienVietPostBank ghi nhận sự sự tăng trưởng. Trong đó, nguồn thu chính của ngân hàng vẫn đến từ thu nhập lãi thuần với 9.017 tỷ, tăng 34,2% so với năm 2020 và đóng góp gần 90% tổng thu nhập hoạt động.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 36,9% đạt 858 tỷ đồng. Riêng quý 4, mảng này đóng góp 312 tỷ, tăng 15,6%.

Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng trưởng đột biến, mang về 139 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm trước. 

Ở phía ngược lại, lãi thuần các mảng chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đều suy giảm. Cụ thể, mảng chứng khoán kinh doanh chỉ tạo ra hơn 4,5 tỷ đồng, giảm gần 87%; còn mảng chứng khoán đầu tư lỗ gần 1,4 tỷ trong khi năm 2020 lãi hơn 137 tỷ đồng.

Tựu chung các mảng kinh doanh, tổng thu nhập của LienVietPostBank năm 2021 đạt kỷ lục 10.051 tỷ, tăng 29,3%. Trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ 9,6%. Qua đó, kéo lợi nhuận thuần tăng trưởng gần 59% lên mức 4.960 tỷ đồng.

Trong năm qua, LienVietPostBank đã trích hơn 1.322 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro, tăng 89%. Đây là nguyên nhân chính, kéo giảm đà tăng trưởng lợi nhuận xuống chỉ còn trên dưới 50%

Việc đẩy mạnh trích lập diễn ra trong bối cảnh nợ xấu nội bảng của ngân hàng đã tăng 9,9%, lên 2.778 tỷ đồng vào cuối năm 2021 dù đã thực hiện cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

LienVietPostBank lãi hơn 3.600 tỷ năm 2021, tổng tài sản tăng trên 19% - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh của LienVietPostBank trong năm 2021. (Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp) 

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản ngân hàng đạt 289.194 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cuối năm 2020. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 18,3% lên gần 208.954 tỷ và chiếm hơn 72% tổng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ mức 1,43% hồi đầu năm xuống còn 1,33%.Dự phòng rủi ro cho vay trong năm 2021 tăng thêm 40% lên 3.171 tỷ đồng.

So với cuối năm 2020, tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank chỉ nhích nhẹ 3,3% lên 180.273 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm chưa đầy 10% với 17.843 tỷ đồng.

LienVietPostBank lãi hơn 3.600 tỷ năm 2021, tổng tài sản tăng trên 19% - Ảnh 2.

Một số chỉ tiêu tài sản của LienVietPostBank. (Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp)

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video