Lao đao vì nợ xấu “khủng”, Địa ốc Đà Lạt tìm lối thoát nào?

Nỗ lực phát hành tăng vốn để trả nợ tín dụng nhưng bất thành, DLR vừa đưa ra thông báo sẽ thực hiện vay cổ đông 35,5 tỷ đồng để thanh toán nợ vay ngân hàng và chuẩn bị nguồn vốn thực hiện dự án khu dân cư Đồi An Tôn.

Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (mã: DLR) vừa có thông báo về việc huy động vốn thanh toán các khoản nợ vay ngân hàng và nguồn vốn thực hiện giai đoạn I của Dự án Khu dân cư Đồi An Tôn.

Theo Thông báo, Địa ốc Đà Lạt đang rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ xấu đã tồn đọng từ năm 2012 đến nay. Trong đó, nợ vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh Lâm Đồng lên tới 34 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng nợ vay. Khoản nợ này chủ yếu xuất phát từ việc vay để xây dựng Dự án Chung cư Yersin. Công ty TNHH MTV Địa ốc Bảo Lộc là công ty con của DLR cũng đang nợ ngân hàng này hơn 2 tỷ đồng.

Theo DLR, tổng các khoản nợ xấu hiện hơn 65 tỷ đồng. Phần lớn khoản nợ này là do dự án Chung cư Yersin, trong đó nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và quỹ đầu tư phát triển gần 58 tỷ đồng.

Hiện nay các khoản nợ trên đã là nợ xấu (nhóm 3) và khả năng thanh toán là không thể. Đáng chú ý, Hội đồng Quản trị cho rằng việc này thuộc trách nhiệm của nguyên Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Địa ốc Đà Lạt là ông Ngô Phước và ông Phạm Bằng Doàn - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty TNHH MTV Địa ốc Bảo Lộc.

Khi còn đương nhiệm, ông Ngô Phước đã tiến hành triệu tập họp Hội đồng Quản trị về việc phát hành tăng vốn lên 75 tỷ đồng nhưng không được Chủ tịch chấp thuận.

Ngày 7/11/2016, bà Lê Thị Kim Chính – Thành viên HĐQT được bầu bổ nhiệm thay vị trí của ông Phước và vị trí Phó Tổng Giám đốc công ty được trao cho ông Võ Thuận Hòa. Ngay sau khi kế nhiệm, HĐQT đã triển khai kế hoạch chào bán 3 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Tổng giá trị chào bán lên đến 30 tỷ đồng và chỉ ưu tiên cho cổ đông hiện hữu đăng ký mua.

Cho đến nay, phương án tăng vốn vẫn chưa thực hiện được do một số cổ đông gửi văn bản kiến nghị tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhằm cản trở kế hoạch này. Chính vì vậy, DLR bắt buộc phải thực hiện huy động nguồn vốn vay từ các cổ đông, Thành viên HĐQT và các tổ chức, cá nhân nhằm giải quyết các khoản nợ vay hiện tại và duy trì hoạt động kinh doanh.

Dự kiến, giá trị DLR phải vay là 35 tỷ đồng trong 3 tháng, mức lãi suất được đưa ra là 9%/năm. Tài sản thế chấp chính là quyền sở hữu nhà và đất của công ty hiện đang thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Lâm Đồng.

Những năm gần đây, DLR liên tục báo lỗ: Năm 2013 lỗ gần 7 tỷ đồng, 2014 lỗ gần 10 tỷ, 2015 bán mỏ đá Đức Trọng thu về lãi ròng hơn 1 tỷ đồng, đến năm 2016 con số lỗ xấp xỉ 18 tỷ đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2017, DLR ghi nhận thua lỗ 5,4 tỷ đồng. Lỗ lũy kế hiện đang ở mức khá cao hơn 30 tỷ đồng, xấp xỉ 70% vốn chủ sở hữu.

Tuy kết quả kinh doanh kém khả quan nhưng có thể thấy DLR được sở hữu nhiều tài sản đất đai đáng giá. DLR vốn dĩ là công ty Nhà nước, được cổ phần hóa từ Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà Lâm Đồng vào ngày 19/12/2006.

Theo kế hoạch, Địa ốc Đà Lạt sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên vào ngày 05/08. Tuy nhiên, đến nay Hội đồng quản trị DLR đã thông báo hoãn, chờ cho đến khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án xác định quyền sở hữu đối với hơn 1,3 triệu cổ phiếu (tương ứng 29,4% vốn) đang tranh chấp bởi ông Phan Tấn Dũng và ông Lê Ngọc Khánh Việt. Cả ông Dũng và ông Việt đang là cổ đông cá nhân đứng tên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các nhóm cổ đông đồng thời không nắm giữ chức vụ nào tại Địa ốc Đà Lạt.

Không chỉ hoãn ĐHĐCĐ thường niên, trước đó, Hội đồng quản trị DLR đã hai lần phớt lờ yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường của nhóm cổ đông lớn sở hữu trên 10% vốn và của Trưởng Ban kiểm soát Đào Ngọc Phương Nam.

Trên thị trường chứng khoán, DLR đã có thời kỳ đỉnh cao với giá cổ phiếu từng đạt trên 42.000 đồng/cp, nhưng hiện nay đã mất giá thậm tệ khi chỉ còn 3.840 đồng/cp (11/10). Lượng giao dịch cũng từ mức hàng trăm ngàn cổ phiếu/phiên đến nay gần như chạm mốc 0.

Tags:

Ba mô hình sàn giao dịch vàng phổ biến toàn cầu

Các sàn giao dịch vàng trên thế giới hoạt động đa dạng với cơ chế giám sát chặt chẽ, từ giao dịch vàng vật chất đến tài khoản và phái sinh. Mỗi mô hình có đặc điểm riêng nhưng đều hướng tới minh bạch, hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư.

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Video