Lãi trước thuế 202 tỷ đồng nửa đầu năm, PVOIL hoàn thành 62% kế hoạch 2017

Doanh thu hợp nhất ước đạt 23.439 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước 202 tỷ đồng; lần lượt hoàn thành 69% và 62% kế hoạch năm.

Ngày 06/7/2017, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017.

Báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty cho biết sản lượng tiêu thụ toàn hệ thống PVOIL ước đạt 1.645 nghìn m3 xăng dầu các loại, hoàn thành 51% kế hoạch năm và tăng 6% so với cùng kỳ, sản lượng bán lẻ qua hệ thống CHXD tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016.

Doanh thu hợp nhất ước đạt 23.439 tỷ đồng, hoàn thành 69% kế hoạch năm và tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 202 tỷ đồng, hoàn thành 62% kế hoạch năm và bằng 94% so với cùng kỳ năm 2016.

Dự kiến nộp NSNN là 4.151 tỷ đồng, hoàn thành 73% kế hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ 2016.

Trong nửa đầu năm, Công ty đã triển khai kinh doanh E5 theo lộ trình của Chính phủ và kế hoạch của Tập đoàn, cụ thể sản lượng xăng E5 6 tháng ước đạt 80,5 nghìn m3, hoàn thành 57% kế hoạch năm, tương đương so với số liệu cùng kỳ năm 2016.

Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2017, tình hình kinh doanh xăng dầu nói chung vẫn còn nhiều khó khăn do giá dầu thế giới liên tục biến động với xu hướng giảm, kinh tế trong nước còn có những dấu hiệu bất ổn, không bền vững. Công ty cần tiếp dục duy trì sản lượng tồn kho ở mức hợp lý, quản lý chặt chẽ chất lượng xăng dầu, công nợ, dòng tiền… để đạt được mục tiêu đề ra.

Bên cạnh các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thường xuyên, PVOIL sẽ tập trung nguồn lực để nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng pha chế xăng E5, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sẵn sàng kinh doanh đại trà xăng E5 từ ngày 01/01/2018 theo lộ trình của Chính phủ.

Đáng chú ý, Tổng Công ty đang gấp rút thực hiện các khâu chuẩn bị để bán đấu giá công khai (IPO) PVOIL, dự kiến thực hiện vào cuối quý III hoặc đầu quý IV/2017.

Giá trị doanh nghiệp Công ty mẹ PVOIL tại thời điểm 0h ngày 1/1/2016 đã được Kiểm toán Nhà nước xác nhận và Bộ Công Thương phê duyệt là 10.342 tỷ đồng. Nhà nước sẽ chỉ giữ lại 35,1% vốn và chào bán toàn bộ số cổ phần xấp xỉ 65% vốn tại PVOIL ra thị trường.

Theo Thu Hương - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video