Là ông trùm ngành sữa, nhưng tại sao Vinamilk nhường mảng kem cho Kido và nhường sữa đậu nành cho Vinasoy?

Theo bà Mai Kiều Liên, ngành kem và sữa đậu nành đều có quy mô rất nhỏ so với các mảng kinh doanh chính của Vinamilk. Chính vì vậy, bài toán chiến lược là sẽ ưu tiên các ngành quy mô lớn trước và chờ đợi cơ hội ở các ngành hàng nhỏ.

Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, nắm trong tay 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột trẻ em, 33,9% thị phần sữa chua uống và 79,7% thị phần sữa đặc.

Tuy nhiên, có 2 mảng cũng liên quan đến sữa nhưng Vinamilk lại lép vế hoàn toàn so với các đối thủ, đó là mảng kem đang bị Kido bỏ xa và mảng sữa đậu nành do Vinasoy thống trị.

Tại đại hội cổ đông được tổ chức sáng 15/4, cổ đông đã đặt câu hỏi cho dàn lãnh đạo Vinamilk, tại sao không phát triển các mảng kinh doanh này để cạnh tranh với các đối thủ.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, đây là câu chuyện của chiến lược. Hiện nay, quy mô thị trường sữa đậu nành chỉ khoảng 3.000 tỷ đồng/năm còn quy mô ngành kem khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Như vậy, nếu đem so sánh với các mảng kinh doanh chính của Vinamilk thì con số này còn rất nhỏ.

Vì vậy, Vinamilk chưa muốn tập trung cho các ngành hàng này mà sẽ chờ đợi, khi nào thấy có cơ hội thì mới đầu tư phát triển.

Cũng tại Đại hội cổ đông, bà Mai Kiều Liên cho biết, quý 1 năm nay doanh thu Vinamilk tăng trưởng 16,1% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 34%.

Đại hội cổ đông Vinamilk đã thông qua danh sách 9 thành viên Hội đồng quản trị, thay đổi cơ cấu quản trị và kiểm soát, trong đó có ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch Coteccons. Ông Dương sẽ làm Trưởng tiểu ban lương thưởng. Đây là 1 trong 3 tiểu ban quan trọng của Vinamilk, gồm lương thưởng, nhân sự và kiểm toán.

Lãnh đạo Vinamilk cho rằng, rất nhiều doanh nghiệp sẽ học theo phương pháp quản trị mới của Vinamilk. Lâu nay, vai trò của Ban kiểm soát tại các doanh nghiệp thường bị coi nhẹ, trong khi đây là ban quan trọng để đưa hoạt động của công ty đi đúng con đường đã đề ra ban đầu.

Năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu 51.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.735 tỷ đồng, tăng trưởng 8% và 4% so với năm trước.

Theo Hà My Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video