Kỷ niệm 10 năm có mặt tại Việt Nam, Starbucks đặt kế hoạch mở cửa hàng thứ 100 trong năm 2023

Chia sẻ về mục tiêu của Starbucks tại Việt Nam trong năm 2023 nói riêng và lâu dài, bà Marques nói: “Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng và sẽ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại những nơi mới ngoài những thành phố đã đặt chân đến”.

Kỷ niệm 10 năm có mặt tại Việt Nam, Starbucks đặt kế hoạch mở cửa hàng thứ 100 trong năm 2023

Theo báo cáo ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) khu vực châu Á mới công bố của Kantar World Panel, ngành đồ uống Việt Nam sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh đã có sự phục hồi. Quý 3/2022 ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình là 5,2%, chỉ kém tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn châu Á 0,4%.

Lĩnh vực đồ uống sẽ phục hồi trở lại sau thời gian phong tỏa ở Việt Nam và có vẻ sẽ phát triển mạnh trở lại sau hai năm sụt giảm, báo cáo của Kantar nhận định.

“Sau 4 làn sóng dịch Covid-19, lĩnh vực FMCG có những biến động không ngừng. Với Starbucks, 2023 đánh dấu 10 năm có mặt tại Việt Nam, hãng xác định mục tiêu ở giai đoạn “bình thường mới” là tiếp tục tìm kiếm giải pháp phù hợp, tăng số lượng khách hàng, đồng thời tối ưu chi phí”, đại diện cho biết tại buổi tổng kết mới đây.

Tính đến cuối năm 2022, Starbucks đã có 87 cửa hàng, tập trung tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hưng Yên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hoà), Bình Dương. Trong đó, riêng Tp.HCM có 50 cửa hàng.

Song song, Starbucks Vietnam năm qua cũng đã đẩy mạnh hoạt động thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử. Ngoài thẻ ngân hàng, thẻ thành viên Starbucks Rewards hay tiền mặt, khách hàng còn có thể sử dụng mã QR để thanh toán ở các cửa hàng Starbucks Vietnam với hai đối tác lớn trong ngành ví điện tử như MoMo và ZaloPay.

Trong giai đoạn “bình thường mới”, định hướng của Starbucks Việt Nam theo đại diện là mở những cửa hàng có diện tích vừa phải hoặc phục vụ khách hàng chỉ mua đi. Mô hình của Starbucks Việt Nam hiện hướng đến sự tinh gọn, tìm kiếm thêm các mặt bằng tại các khu đô thị mới, cao ốc hay các cộng đồng địa phương để có thể mang trải nghiệm Starbucks đến với nhiều khách hàng hơn nữa. 

Chia sẻ về mục tiêu của Starbucks tại Việt Nam trong năm 2023 nói riêng và lâu dài, bà Marques nói: “Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng và sẽ tìm kiếm cơ hội kinh doan tại những nơi mới ngoài những thành phố đã đặt chân đến”.

Kỷ niệm 10 năm có mặt tại Việt Nam, Starbucks đặt kế hoạch mở cửa hàng thứ 100 trong năm 2023 - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam, bà Marques

Năm 2023, hãng cũng mở cửa hàng thứ 100 – đánh dấu mốc tròn 10 năm thương hiệu cà phê Mỹ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2/2013 (ở ngã sáu Phù Đổng, quận 1, Tp.HCM).

Định hướng chiến lược của Starbucks Vietnam năm 2023 đó là tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới đến người tiêu dùng đồng thời cao cấp hóa các dòng sản phẩm. Trong năm 2023, khách hàng tại Việt Nam sẽ lại được thưởng thức cà phê hạt Starbucks Vietnam Đà Lạt. Đây cũng là một sản phẩm đặc biệt được mang đến Việt Nam trong dịp kỷ niệm 10 năm của Starbucks tại Việt Nam. Cà phê Vietnam Dalat có thể được pha qua các phương pháp sử dụng máy espresso, cà phê nấu (brewed) hay pha cà phê bằng cách ngâm trong nước lạnh (cold brew), mang đến hương vị thơm ngon với vị chua nhẹ, vị hạt cây Kola, kẹo bơ cứng và vanilla...

Theo Tri Túc (Nhịp sống thị trường)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video