Không tìm được đối tác, tập đoàn Thái Lan tự chi 36 triệu USD mua cổ phần lọc hóa dầu Long Sơn

Tập đoàn Siam Cement Group của Thái Lan đã khởi động lại dự án tổ hợp hóa dầu bị đình trệ lâu tại Việt Nam thông qua việc mua thêm cổ phần, Bangkok Post đưa tin.

Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) từng tìm đối tác mới trong dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi đối tác là Qatar Petroleum International rút ra năm 2015. Tuy nhiên cuối cùng, SCG đã quyết định mua lại số 25% cổ phần của Qatar Petroleum.

Theo thông cáo của SCG, thương vụ này được thực hiện thông qua công ty con Vina SCG Chemicals (VSCG) của SCG. VSCG sẽ mua lại số cổ phần này từ QPI Vietnam (QPIV), công ty con của nhà đầu tư Qatar Petroleum International.

Thương vụ có giá trị khoảng 36,1 triệu USD, nâng tổng sở hữu của SCG từ 46% lên 71%, trở thành cổ đông lớn nhất Lọc hóa dầu Long Sơn. 29% còn lại do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nắm giữ.

SCG đã cùng PVN và Qatar Petroleum khởi công dự án lọc hóa dầu 4,5 tỷ USD vào năm 2008. Tổ hợp có tổng diện tích trên 460 ha, nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, trong đó, 398 ha xây dựng 10 nhà máy và 66 ha đất xây dựng cảng.

Tình trạng giá dầu lao dốc vào năm 2014 đã khiến đối tác Qatar Petroleum phải xem xét lại quyết định đầu tư vì doanh thu sụt giảm quá mạnh.

Nguồn tài chính dự án sẽ đến từ cả vốn chủ đầu tư và tiền vay. Quyết định đầu tư cuối cùng sẽ được đưa ra trong nửa đầu năm nay cùng với kế hoạch sử dụng vốn.

SCG là tập đoàn có hơn 100 năm tuổi của Thái Lan, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, hóa chất và bao bì. Trong khu vực, SCG hiện đã đầu tư vào Indonesia, Việt Nam và Campuchia. Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2016, SCG đã đầu tư hơn 800 triệu USD vào nhiều dự án các loại.

Theo Thảo Mai Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video