JVC bán hàng dưới giá vốn, quý 4 tiếp tục lỗ hơn 100 tỷ đồng

Lũy kế cả năm 2015 (niên độ 1/4/2015- 31/3/2016), JVC đạt doanh thu thuần 508 tỷ đồng và lỗ 721 tỷ đồng.

JVC

CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2015 (1/1/2016 đến 31/3/2016).

Theo đó, doanh thu thuần quý 4 của JVC đạt 103 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng vọt lên 147 tỷ đồng, cao hơn doanh thu bán hàng khiến JVC lỗ gộp 44,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, lãi gộp công ty đạt gần 74 tỷ đồng.

JVC cho biết, doanh thu quý 4 niên độ này của JVC giảm mạnh do công ty xảy ra biến cố lớn làm thay đổi bộ máy lãnh đạo công ty. Trong kỳ, công ty có trích lập dự phòng cho hàng tồn kho và các khoản phải thu thương mại là 84 tỷ đồng.

Chi phí tài chính của JVC được tiết giảm đáng kể từ mức 13,26 tỷ đồng trong quý 4/2014 xuống còn hơn 2 tỷ đồng do giảm lãi vay. Tính đến cuối tháng 3/2016, JVC chỉ còn vay nợ hơn 51 tỷ đồng.

Các chi phí phát sinh khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của JVC tăng khá mạnh, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp khi tăng từ 9,36 tỷ đồng lên gần 55 tỷ đồng. Hiện JVC chưa đưa ra giải trình về lý do chi phí tăng mạnh.

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, JVC ghi nhận khoản lỗ hơn 100 tỷ đồng trong quý 4/2015, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lãi gần 42 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2015 (niên độ 1/4/2015- 31/3/2016), JVC đạt doanh thu thuần 508 tỷ đồng và lỗ 721 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý 4, tổng tài sản JVC đạt 1.472 tỷ đồng, giảm 200 tỷ đồng so với đầu quý. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm gần 1.200 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu quý nhưng công ty đã phải tăng trích lập dự phòng 42 tỷ đồng lên 615 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video