HT1 trình kế hoạch lợi nhuận 2017 giảm 22%, tập trung xây khu phức hợp tại mặt bằng Trạm nghiền Thủ Đức

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa công bố, HT1 dự kiến lợi nhuận năm 2017 sẽ giảm 22% đạt 797 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (HOSE: HT1) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 dự kiến được tổ chức tại Khánh Hòa vào ngày 27/4 sắp tới.

Đánh giá chung về thị trường, Ban điều hành HT1 cho biết, cùng với đà phục hồi của thị trường bất động sản và nhu cầu xây dựng, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2016 đạt 76,86 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2015 và đạt 100% kế hoạch; trong đó, tiêu thụ nội địa đạt gần 60 triệu tấn, tăng 10%.

Kết quả kinh doanh năm 2016, HT1 đạt tổng doanh thu 8.237 tỷ đồng, thấp hơn 16,4% so kế hoạch nhưng tăng 8,27% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.019 tỷ đồng, tăng 6,48% so với kế hoạch nhưng thấp hơn 2,2% so với năm 2015.

Kế hoạch lợi nhuận 2017 giảm

Năm 2017, dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng cả nước ước đạt khoảng 80 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2016. Tỷ lệ tiêu thụ nội địa dự báo tăng lên 60-65 triệu tấn, trong khi xuất khẩu giảm xuống 14-15 triệu tấn.

Mặc dù sản lượng dự báo tăng nhưng theo Bộ Xây dựng một số nhà máy xi măng trên cả nước không thể hoạt động hết công suất vì nhu cầu trên thị trường không theo được cung.

Theo nhận định trên, HT1 đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ 8 triệu tấn, tăng 22,14%; trong đó tiêu thụ nội địa đạt 7,67 triệu tấn, tăng 21,84% so với cùng kỳ.

[caption id="attachment_54374" align="aligncenter" width="700"] Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ HT1[/caption]

Doanh thu kế hoạch là 10.116 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2016; tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ đạt 797 tỷ đồng, giảm 21,8% so với năm 2016. Cổ tức tiền mặt dự kiến là 10%/mệnh giá.

Tập trung di dời nhà máy để xây khu phức hợp tại Trạm nghiền Thủ Đức

Về mục tiêu đầu tư xây dựng, giá trị ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2017 dự kiến là 460 tỷ đồng; trong đó, xây dựng 133 tỷ đồng, thiết bị 97 tỷ đồng và đầu tư khác 229 tỷ đồng.

Nguồn vốn thanh toán trong năm là 525 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn tự có là 390 tỷ đồng và 135 tỷ đồng từ nguồn vốn khác.

Kế hoạch trong năm nay, HT1 sẽ triển khai thực hiện dự án cải tạo nâng công suất thủy và sản xuất xi măng bành võng tại TNPH, NMKL; cải tạo nâng công suất cảng nhập khẩu nguyên vật liệu TNLA; di dời PX gạch Bình Triệu về TNLA; hoàn thành xây dựng kho trung chuyển xi măng Hòn Khói đưa vào khai thác trong quý III/2017. Chuẩn bị đầu tư Dự án nhà máy xi măng Bình Phước GĐ II; cải tạo lò 1 – NMKL…

Đáng chú ý, trong năm 2017, HĐQT HT1 đặt kế hoạch sẽ hoàn tất trình duyệt phương án di dời Trạm nghiền Thủ Đức (TNTĐ), triển khai đầu tư xây dựng 01 dây chuyền 1 triệu tấn/năm tại vị trí phù hợp để thay thế công suất của TNTĐ; hoàn thành quy hoạch 1/500 chuyển đổi mục dích sử dụng đất, triển khai TM-DV phức hợp Trường Thọ tại vị trí mặt bằng TNTĐ tạo lập nguồn vốn hỗ trợ di dời TNTĐ.

Song song đó, HT1 dự kiến sẽ hoàn thành các thủ tục cấp giấy sở hữu tài sản, công trình gắn liền với đất; hoàn thành khu phức hợp Trường Thọ giai đoạn 1, chuẩn bị thực hiện giai đoạn II, hoàn thành chuyển nhượng, liên kết liên doanh với các khu đất còn lại theo định hướng của HĐQT.

Theo Hoàng Trung - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video