HDBank hoàn tất phân phối gần 3,3 triệu cổ phiếu quỹ cho lãnh đạo và nhân viên với giá 10.000 đồng/cp

Ngân hàng vừa hoàn tất phân phối gàn 3,3 triệu cổ phiếu quỹ cho người lao động với giá 10.000 đồng/cp. Các nhân sự cấp cao của ngân hàng đã đăng ký mua gần 1,7 triệu cổ phiếu, trong đó, ông Nguyễn Hữu Đặng mua 468.000 cổ phiếu, bà Nguyễn Thị Phương Thảo mua được 351.000 cổ phiếu,...

Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã: HDB) cho biết đã phân phối thành công hơn 3,29 triệu cổ phiếu quỹ cho người lao động với giá 10.000 đồng/cp, trong hơn 3,34 triệu cổ phiếu được chào bán. Nguyên nhân không phân phối hết lượng cổ phiếu đăng ký chào bán là do người lao động thuộc đối tượng được mua cổ phiếu từ bỏ quyền mua cổ phiếu.

Số cổ phiếu trên được phân phối cho 205 cán bộ, nhân viên của ngân hàng trong thời gian từ ngày 9/3 đến ngày 31/3 thông qua Trung tâm Lưu kí Chứng khoán. Cổ phiếu ESOP lần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm. 

Các nhân sự cấp cao của ngân hàng này đăng ký mua gần 1,7 triệu cổ phiếu ESOP. Trong đó, bà Lê Thị Băng Tâm - Chủ tịch HĐQT đã mua được 97.500 cổ phiếu, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó chủ tịch HĐQT mua được 351.000 cổ phiếu, ông Nguyễn Hữu Đặng - Phó chủ tịch HĐQT mua 468.000 cổ phiếu,...

HDBank cho biết việc bán cổ phiếu quỹ cho người lao động nhằm ghi nhận sự đóng góp của cán bộ nhân viên của HDBank trong thời gian qua, đồng thời khích lệ tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài của người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 

Bên cạnh đó, số tiền thu được từ đợt bán cổ phiếu quỹ sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. Chênh lệch giữa giá mua cổ phiếu quỹ và giá bán được bù đắp từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất. 

Chốt phiên giao dịch ngày 7/4, giá cổ phiếu HDB đứng ở mức 20.750 đồng/cp, gấp đôi mức mà HDBank chào bán cho lãnh đạo, người lao động. 

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video