HDBank công bố kế hoạch chia cổ tức tiền mặt, mục tiêu lợi nhuận đạt gần 13.200 tỷ trong năm nay

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank – HDB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

HDBank công bố kế hoạch chia cổ tức tiền mặt, mục tiêu lợi nhuận đạt gần 13.200 tỷ trong năm nay

Về kế hoạch kinh doanh, HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 13.197 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 10.558 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến tổng tài sản tăng 25% lên 520.024 tỷ đồng. Tổng huy động vốn tăng 25% lên 459.398 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tối đa không vượt quá hạn mức tăng trưởng do NHNN phê duyệt. ROE và ROA cải thiện so với năm ngoái, lần lượt đạt 24,5% và 2,3%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát không quá 2%.

HDBank công bố kế hoạch chia cổ tức tiền mặt, mục tiêu lợi nhuận đạt gần 13.200 tỷ trong năm nay - Ảnh 1.

Ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh huy động thị trường 1 để đảm bảo nguồn vốn lõi và an toàn thanh khoản cho hoạt động toàn hàng và đáp ứng tăng trưởng tín dụng được NHNN giao và tỷ lệ LDR quản trị nội bộ. Ngoài ra, ngân hàng sẽ cải thiện tỷ lệ CASA, trung hòa chi phí vốn. 

Trước đó, năm 2022, HDBank đã hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 10.268 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất là 1,27%, riêng HDBank là 0,96%. ROE và ROA lần lượt là 23,5% và 2,08%. Tổng tài sản ngân hàng cuối năm 2022 đạt 416.273 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo HDBank đề ra 6 mục tiêu hành động của năm nay, trong đó có mục tiêu nâng cao vị thế cổ phiếu HDB, đạt tốc độ tăng trưởng và mức định giá cao hơn bình quân toàn ngành. Ngoài ra, giữ vững vị trí của HDBank trong rổ VN30. Ngân hàng đẩy mạnh công tác IR chủ động, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng các công ty chứng khoán, các nhà phân tích và đầu tư.

Đáng chú ý, HDBank có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% và bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% trong năm nay. Quy mô chi trả cổ tức tiền mặt là khoảng 2.500 tỷ đồng. Quy mô chi trả cổ tức cổ phiếu 3.773 tỷ đồng. HĐQT sẽ quyết định tổ chức thực hiện chia cổ tức vào thời điểm thích hợp.

Ngoài ra, HDBank còn có kế hoạch phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp, dự kiến thực hiện trong năm 2023.

Sau khi hoàn thành trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành ESOP, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng từ 25.303 tỷ đồng lên 29.276 tỷ đồng, tương đương tăng 16%. Với số vốn tăng thêm, ngân hàng sẽ dùng 3.000 tỷ để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ bổ sung nguồn vốn lưu động trong hoạt động của ngân hàng.

Trước đó, 3 năm liền 2020-2022, HDBank đều thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu. Nhờ đó, vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 9.810 tỷ đồng (cuối năm 2019) lên 25.303 tỷ đồng (hiện nay). Cụ thể, năm 2020, HDBank thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 30% và chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ gần 27% cho cổ đông. Năm 2021 và năm 2022, ngân hàng này tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video