HAGL Agrico: Quý I lợi nhuận giảm, nợ phải trả lại tăng hơn 1.500 tỷ đồng

Mặc dù doanh thu thuần tăng trưởng từ mảng bán bò song biên lợi nhuận gộp của mảng này không cao, cộng với các loại chi phí đều tăng mạnh khiến lợi nhuận của HAGL Agrico quý này giảm so với quý I/2015.

[caption id="attachment_17017" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2015 của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - mã HNG) cho biết, quý này công ty đạt 1.281 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 153% so với cùng kỳ 2015.

[caption id="attachment_19102" align="aligncenter" width="548"]Cơ cấu doanh thu của HNG quý I/2016  Cơ cấu doanh thu của HNG quý I/2016[/caption]

Do giá vốn hàng bán gấp 3,5 lần cùng kỳ nên lợi nhuận gộp chỉ tăng 13%, đạt 234 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu tài chính kỳ này tăng 330% lên 59 tỷ đồng tuy nhiên các loại chi phí đều tăng mạnh.

Chi phí tài chính quý I này tăng từ 82 tỷ lên 154 tỷ, trong đó chi phí lãi vay chiếm 102 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng 195% và 40% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế tuy xấp xỉ quý I năm ngoái song do chịu 12,2 tỷ đồng khoản chi phí thuế TNDN hoãn lại nên lợi nhuận sau thuế của HNG quý I/2016 còn 95,2 tỷ đồng, giảm 10% so với quý I/2015.

Tổng tài sản tính đến 31/3/2016 của HNG ở mức 30.561 tỷ đồng. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 3.848 tỷ đồng và 3.222 tỷ đồng hàng tồn kho.

Công ty hiện đang có 18.780 tỷ đồng nợ phải trả, tăng thêm 1.559 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2015.

Trong đó, nợ vay tài chính ngắn hạn tăng từ 3.127 tỷ lên 3.462 tỷ, nợ vay tài chính dài hạn tăng từ 9.108 tỷ lên 9.659 tỷ đồng.

Theo Bizlive

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video