Grab muốn mua lại Home Credit khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam

Theo Bloomberg, Grab đã tiến vào vòng đàm phán tiếp theo để mua lại tài sản ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Home Credit. Hiện tại, mảng kinh doanh ở Indonesia, Việt Nam và Philippines được định giá vào khoảng 2 tỷ - 2,5 tỷ USD.

Grab muốn mua lại Home Credit khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam

Theo một bài báo mới đăng trên Bloomberg, nhóm ngân hàng đến từ Nhật Bản gồm Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group và Sumitomo Mitsui Financial Group nằm trong danh sách các tổ chức muốn mua lại tài sản ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của công ty tài chính tiêu dùng Home Credit.

Grab Holdings Ltd, gã khổng lồ trong lĩnh vực gọi xe và giao hàng của Đông Nam Á, cũng đã tiến vào vòng đàm phán tiếp theo để mua lại số tài sản này. Hiện tại, mảng kinh doanh ở Indonesia, Việt Nam và Philippines được Home Credit định giá vào khoảng 2 tỷ - 2,5 tỷ USD.

Theo nguồn tin của Bloomberg, một số nhà đầu tư mong muốn mua lại toàn bộ danh mục đầu tư của Đông Nam Á và Ấn Độ, trong khi số khác chỉ quan tâm đến khu vực Đông Nam Á. Nguồn tin này cũng cho biết, các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục và thương vụ vẫn có thể bất thành.

Home Credit thuộc sở hữu của PPF Group – tập đoàn do gia đình tỷ phú người Séc quá cố Petr Kellner điều hành. Tập đoàn này đã thảo luận với các cố vấn về việc bán cổ phần ở Đông Nam Á và Ấn Độ nhằm huy động tiền mặt, Bloomberg News đưa tin .

Trong khi đó, các ngân hàng Nhật Bản đang tích cực tìm mua tài sản ở khu vực Châu Á trong vài năm trở lại đây giữa lúc lãi suất thấp và tăng trường kinh tế ì ạch tại quê nhà. 

Còn đối với Grab, việc mua tài sản của Home Credit có thể giúp tập đoàn này đa dạng hoá được danh mục đồng thời củng cố sức mạnh của mảng dịch vụ tài chính. Năm ngoái, Grab đã tăng tỷ lệ sở hữu tại nhà cung cấp ví di động Ovo của Indonesia lên khoảng 90% thông qua mua lại cổ phần từ PT Tokopedia và Lippo Group.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video