Golden Gate lần đầu tiên đổi tên và đổi logo nhận diện thương hiệu sau 18 năm thành lập

Golden Gate cho biết, thay đổi tên thương hiệu và logo là một phần quan trọng trong việc khẳng định tầm nhìn mạnh mẽ của Golden Gate trong thời gian tới là đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới và mang mô hình ẩm thực quốc tế về Việt Nam.

Công ty Thương mại Cổ phần dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa công bố chính thức thay đổi tên công ty thành “Công ty Cổ phần Tập đoàn Golden Gate” và logo nhận diện thương hiệu từ ngày 06/06/2023. Đây là lần đầu tiên Golden Gate chủ động thực hiện thay đổi tên và logo thương hiệu sau 18 năm thành lập.

Golden Gate cho biết, thay đổi tên thương hiệu và logo là một phần quan trọng trong việc khẳng định tầm nhìn của Golden Gate trong thời gian tới. Đó là đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới và mang mô hình ẩm thực quốc tế về Việt Nam.

Golden Gate lần đầu tiên đổi tên và đổi logo nhận diện thương hiệu sau 18 năm thành lập - Ảnh 1.

Logo mới của Golden Gate

Ông Đào Thế Vinh - Tổng Giám Đốc Golden Gate cũng chia sẻ “Chúng tôi tin rằng, ẩm thực Việt Nam có tiềm năng lớn và có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế với những giá trị về hương vị đa dạng, nguyên liệu tươi ngon và sự tinh tế trong cách chế biến. Ngoài việc đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, chúng tôi cũng sẽ mang mô hình ẩm thực trên thế giới về Việt Nam. Golden Gate đã và sẽ tiếp tục tạo ra những không gian ẩm thực hiện đại, sáng tạo và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.”

Kế hoạch trong năm 2023, Golden Gate sẽ triển khai mở rộng hoạt động sang mảng bán lẻ và đầu tư ra nước ngoài. Tháng 11/2022, Hội đồng quản trị Golden Gate đã công bố đầu tư ra nước ngoài bằng việc thành lập công ty tại nước ngoài số vốn đầu tư hơn 4 triệu USD. Mục đích kinh doanh là tư vấn, nhượng quyền thương mại, vận hành nhà hàng, phân phối thực phẩm.

Xuất phát điểm từ một start up ẩm thực với khởi đầu là nhà hàng lẩu nấm Ashima năm 2005 tại Hà Nội, Golden Gate là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam, với 5 phong cách ẩm thực chính, bao gồm: Lẩu, Nướng, Á, Âu và quán trà, cà phê, fast food... Hiện nay, Golden Gate đang sở hữu 23 thương hiệu cùng hơn 450 nhà hàng đa phong cách trên gần 50 tỉnh thành, phục vụ hơn 18 triệu lượt khách hàng mỗi năm và vẫn đang không ngừng nỗ lực phát triển hơn.

Trong năm 2022 vừa qua, doanh thu thuần công ty đạt 6.965 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm trước và tăng gần gấp rưỡi so với thời điểm trước dịch còn lợi nhuận sau thuế đạt 659 tỷ đồng cũng gấp đôi năm 2019.

Với kết quả trên, Golden Gate không chỉ lấy lại được mạch tăng trưởng trước đại dịch Covid-19 mà còn đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất lịch sử.

Golden Gate lần đầu tiên đổi tên và đổi logo nhận diện thương hiệu sau 18 năm thành lập - Ảnh 2.
Theo Huyền Trang (Nhịp sống thị trường)
Tags: golden gate

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video