Forbes lần đầu công bố 100 công ty đại chúng lớn nhất Việt Nam: Vietcombank quán quân về lợi nhuận, BIDV đứng đầu về tổng tài sản

Lĩnh vực ngân hàng chiếm tỷ lệ áp đảo trong danh sách "100 công ty đại chúng lớn nhất" do Forbes công bố.

Forbes lần đầu công bố 100 công ty đại chúng lớn nhất Việt Nam: Vietcombank quán quân về lợi nhuận, BIDV đứng đầu về tổng tài sản

Ngày 30/12, Forbes Việt Nam công bố danh sách "100 công ty đại chúng lớn nhất". Đây là lần đầu tiên Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này tại Việt Nam. Theo thống kê của Forbes Việt Nam, sàn HSX có 65 đại diện, UPCOM có 23 đại diện, HNX có 7 đại diện, còn lại là các doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết.

Danh sách "100 công ty đại chúng lớn nhất" đánh giá quy mô doanh nghiệp dựa trên 4 tiêu chí doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa theo phương pháp xếp hạng danh sách Global 2000 (2.000 công ty lớn nhất toàn cầu) của Forbes (Mỹ). Khác với danh sách "50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất" (đối tượng các doanh nghiệp niêm yết tại HSX và HNX), danh sách "100 công ty đại chúng lớn nhất" mở rộng phạm vi tới các doanh nghiệp giao dịch trên UPCOM và công ty đại chúng chưa niêm yết.

Các doanh nghiệp Việt Nam từng xuất hiện trong danh sách Global 2000 của Forbes (US) như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Vingroup chia nhau các vị trí dẫn đầu của danh sách.

Với đặc thù ngành, lĩnh vực ngân hàng chiếm tỉ lệ áp đảo với 22 đại diện, trong đó chiếm 6 vị trí trong tốp 10. Tiếp theo sau là các ngành dầu khí, bất động sản, bán lẻ. 

Trong danh sách, Petrolimex là quán quân về doanh thu với 8,35 tỉ USD trong khi Vietcombank quán quân về lợi nhuận sau thuế với 636 triệu USD. 

Với 57 tỉ USD, ngân hàng BIDV giữ vị trí quán quân về tổng tài sản và Vingroup dẫn đầu về vốn hóa với giá trị xấp xỉ 16,5 tỉ USD (theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2018).

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video