FLC Faros tính rót 800 tỷ đồng mua 40% cổ phần của Biscom

FLC Faros dự kiến mua tối đa 40 triệu cổ phần, chiếm 40% tổng vốn điều lệ của Quản lý sân golf Biscom.

CTCP Xây dựng FLC Faros (mã chứng khoán ROS) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Quản lý sân golf Biscom.

Cụ thể, FLC Faros dự kiến mua tối đa 40 triệu cổ phần, chiếm 40% tổng vốn điều lệ của CTCP Quản lý sân golf Biscom. Cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng. Giá mua dự kiến theo thỏa thuận với đối tác, trong mọi trường hợp không vượt quá 20.000 đồng/cổ phần.

Như vậy, FLC Faros sẽ rót tối đa 800 tỷ đồng để sở hữu 40% cổ phần tại Biscom.

HĐQT công ty giao Tổng Giám đốc chủ động tìm kiếm đối tác có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần, chủ động thương lượng, đàm phán giá mua và các điều kiện, điều khoản theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích của Công ty và phù hợp với giá trị thực tế của CTCP Quản lý sân golf Biscom.

HĐQT công ty cũng thông qua việc cử ông Nguyễn Thanh Bình, sinh năm 1975 làm người đại diện toàn bộ phần vốn góp của FLC Faros tại Biscom.

Công ty cổ phần Quản lý sân golf Biscom là doanh nghiệp có trụ sở đóng tại tầng 2 tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ - Nam Từ Liêm Hà Nội.

Mới đây FLC Faros đã tổ chức thành công giải FLC Faros Golf Tournament 2017, diễn ra trong 3 ngày từ 17 - 19/3 tại sân FLC Samson Golf Links. Giải quy tụ hơn 1.200 golfer và các nhà tài trợ, nhà hảo tâm, đại diện doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước tham gia.

Theo Trí thức trẻ/HSX

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video