FE CREDIT công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm của Moody’s

Moody's Investors Service (Moody’s) đã xếp hạng CFR* ở mức B2 cho FE CREDIT ngay từ lần đầu tiên thực hiện đánh giá tín nhiệm. Bên cạnh đó tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới này cũng đánh giá tính triển vọng ổn định đối với FE CREDIT.

Cuối tháng 09 năm 2018, Moody's đã chính thức công bố mức xếp hạng tín nhiệm CFR (Corporate family rating - Đánh giá tín nhiệm dựa trên mối tương quan với các thành viên trong cùng tập đoàn) ở mức B2 đối với Công ty Tài chính của VPBank – Thương hiệu FE CREDIT. Đây là mức xếp hạng tương đương với các tổ chức tài chính trong nước cũng như nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam.

Căn cứ trên các cơ sở đánh giá xếp hạng CFR ở mức B2 dành cho FE CREDIT cho thấy Moody’s đã có những nhận định chính về ảnh hưởng của ngân hàng mẹ tới FE CREDIT khi VPBank nắm giữ 100% vốn tại FE CREDIT, tầm quan trọng chiến lược của FE CREDIT đối với chiến lược bán lẻ của VPBank bên cạnh liên kết tài chính giữa FE CREDIT và VPBank. Trong năm 2017, FE CREDIT đã đóng góp vào khoảng 50% thu nhập ròng của VPBank, liên tục dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam cũng với gần 50% thị phần.

Bên cạnh kỳ vọng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới này đối với việc FE CREDIT sẽ duy trì sự ổn định tín dụng trong vòng 12 - 18 tháng tới, Moody’s cũng đánh giá khả năng sinh lời là thế mạnh quan trọng của FE CREDIT với lợi nhuận trung bình trên giá trị tài sản vào khoảng 5,8% trong ba năm qua (2015 - 2017). Mức lợi nhuận cao này có được nhờ sự kết hợp giữa lợi nhuận ròng cao và khả năng quản lý chi phí tốt.

Tỉ suất sinh lời trên tài sản của FE CREDIT vào khoảng 32% trong năm 2017. Tỉ suất cao như vậy nhằm bù đắp cho chi phí tín dụng và chi phí hoạt động cao. Việc giữ lại toàn bộ thu nhập từ năm 2015 đã giúp công ty cải thiện vốn hóa của mình mặc dù vẫn giữ mức tăng trưởng nhanh. Vào cuối năm 2017, tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của FE CREDIT tăng từ 12,2% (năm 2016) lên 14,8%.

N.Trọng

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video