Dự báo tỷ giá USD/VND tăng trong quý 3 nhưng giảm dần vào cuối năm

Các chuyên gia của Shinhan cũng tin rằng áp lực tăng lãi suất đối với Việt Nam là tương đối lớn, có thể lên 4,5%/năm trong nửa cuối năm.

Dự báo tỷ giá USD/VND tăng trong quý 3 nhưng giảm dần vào cuối năm

Ảnh minh họa

Trung tâm Giải pháp Tài chính và Giao dịch Toàn cầu của Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc và Trung tâm Tài chính Toàn cầu của Ngân hàng Shinhan Việt Nam vừa công bố báo cáo "Triển vọng trong giai đoạn nửa cuối năm 2022: Nền kinh tế và thị trường ngoại hối của Việt Nam".

Theo đó, các nhà phân tích của Shinhan dự báo xuất khẩu sẽ chậm lại khi việc hồi phục kinh tế giảm tốc nhưng tăng trưởng dự kiến sẽ đạt 6% trong năm nay nhờ có các gói kích thích kinh tế của Chính phủ và hồi phục nhu cầu trong nước cùng với du lịch được cải thiện.

Về lãi suất, các chuyên gia cho rằng, do lãi suất thị trường tăng tương đối nhanh sau khi phản ánh những thay đổi trong chính sách năm nay, một số biện pháp kiểm soát tốc độ tăng cũng sẽ được áp dụng, tuy nhiên áp lực tăng lãi suất vẫn sẽ rất mạnh. Ngoài ra, vẫn tồn tại nỗi lo ngại lạm phát do giá dầu tăng vọt do tình hình địa chính trị trên thế giới và bước nhảy lãi suất lớn của Fed sẽ ảnh hưởng đến chính sách của các nền kinh tế mới nổi và lãi suất của Việt Nam.

"Khi lạm phát của Việt Nam tiệm cận mức 3% do giá nguyên liệu thô toàn cầu tiếp tục tăng, NHNN cần phải tăng lãi suất" - các chuyên gia của Shinhan nhận định và cho rằng lãi suất sẽ nâng lên khoảng 4,5%/năm (từ mức 4% hiện tại - PV) trong nửa cuối năm.

Về tỷ giá, báo cáo của Shinhan cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ tăng trong năm 2022 do những lo ngại lạm phát gây nên bởi các chính sách thắt chặt tiền tệ sớm hơn dự kiến của Fed và giá nguyên liệu thô tăng. Tuy nhiên, tỷ giá sẽ giảm dần vào cuối năm và duy trì quanh mức 23.000 nhờ các chính sách kích thích kinh tế, kích cầu trong nước, sự phục hồi của ngành du lịch và dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào.

Dự báo tỷ giá USD/VND theo quan điểm của Shinhan sẽ nằm trong khoảng 22.850 ~ 23.550 đồng/USD, trong đó quý 4/2022 sẽ khoảng 22.970 đồng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video