Doanh thu TTC Land (SCR) giảm đến 91% trong quý 2, cổ phiếu mất hơn 50% từ đỉnh

Doanh thu TTC Land giảm 91% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 54,4% còn hơn 65,5 tỷ đồng trong quý 2/2022.

Doanh thu TTC Land (SCR) giảm đến 91% trong quý 2, cổ phiếu mất hơn 50% từ đỉnh

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022. Theo đó, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của TTC Land trong quý đạt 100,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt hơn 1.148 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 91%. Lợi nhuận gộp của TTC Land đạt vỏn vẹn 32 tỷ đồng.

Trong kỳ, TTC Land thu về khoản doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 206,3 tỷ đồng, tăng 85,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, TTC Land cũng ghi nhận khoản lãi hơn 12,6 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên kết, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 2,1 tỷ đồng.

Dù vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng hơn 35,3% lên 24 tỷ đồng, chi phí bán hàng ghi nhận hơn 10,7 tỷ đồng. Kết quả, công ty báo lãi sau thuế hơn 65,5 tỷ đồng, giảm 54,4% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu TTC Land (SCR) giảm đến 91% trong quý 2, cổ phiếu mất hơn 50% từ đỉnh - Ảnh 1.

Báo cáo kết quả kinh doanh TTC Land 6 tháng đầu năm 2022

Theo giải trình của công ty, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021 chủ yếu là do công ty đã trích lập dự phòng đầu tư tài chính. Cụ thể, TTC Land đã trích lập dự phòng hơn 66,7 tỷ đồng cho các khoản đầu tư tài chính.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của TTC Land đạt 495,7 tỷ đồng, giảm 58,8%. Nguồn doanh thu chính trong nửa đầu năm của TTC Land ghi nhận chủ yếu từ dự án Carillon 7 tại quận Tân Phú (TP.HCM). Lợi nhuận sau thuế đạt 123,4 tỷ đồng, giảm 31,6%.

Năm 2022, TTC Land lên kế hoạch tổng doanh thu hơn 2.135 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc hai quý, công ty đã thực hiện được 23% mục tiêu doanh thu và 19,3% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Giá trị hàng tồn kho đến cuối kỳ của công ty ghi nhận hơn 2.857 tỷ đồng, chiếm gần một nửa là bất động sản dở dang (gồm chi phí đầu tư và phát triển) của dự án Jamona City với giá trị 1.172 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn ghi nhận hơn 986,3 tỷ đồng khoản người mua trả tiền trước, đây là khoản nhận tạm ứng theo tiến độ hợp đồng từ khách hàng mua nhà và căn hộ thuộc các dự án đang được thi công xây dựng.

Mới đây, TTC Land đã tạm hoãn chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Lý do được TTC Land đưa ra là do mục đích sử dụng vốn cũng như biến động giá cổ phiếu hiện không phù hợp với phương án ban lãnh đạo xây dựng trước đó và có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và quyền lợi của người lao động.

Số lượng cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu là gần 51,3 triệu cổ phiếu với giá phát hành 14.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 100:14. Trong khi số cổ phiếu phát hành theo chương trình ESOP là 18,3 triệu cổ phiếu với giá phát hành 11.000 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, SCR đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/8 tại mức giá 12.050 đồng/cổ phiếu, giảm 54% so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 1/2022. Mức giá này cao hơn so với giá phát hành theo chương trình ESOP nhưng vẫn thấp hơn giá chào bán cho cổ đông hiện hữu dự kiến.

Theo Bảo Vy (Nhịp sống kinh đoanh)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video