Doanh nghiệp nhỏ và vừa đi vay vốn ngân hàng khổ như thế nào?

Theo thống kê, có đến 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận được với khoản vay chính thức từ ngân hàng nên đã phải tìm đến các khoản vay phi chính thức.

Doanh nghiệp nhỏ kêu khó tiếp cận vốn ngân hàng

Tại Hội thảo “Ngày hội kết nối doanh nghiệp, tiếp sức doanh nghiệp nhỏ lớn mạnh” do VCCI và VPBank tổ chức mới đây, ông Hoàng Xuân Hải, Giám đốc CTCP Quốc tế VAG, chuyên sản xuất, xuất khẩu các loại khăn bông cho biết, có nhiều ngân hàng đến trao đổi với ông, tìm hiểu về doanh nghiệp, tư vấn cho vay nhưng cuối cùng các nhân viên ngân hàng đều lắc đầu, với lý do không có tài sản đảm bảo để thế chấp.

"Nhà xưởng đi thuê, xe đi thuê, chúng tôi chẳng có gì để thế chấp. Tính đến nay, chúng tôi đã tiếp xúc khoảng 7 ngân hàng mà không thể vay vốn được. Do vậy, tôi chưa tin rằng ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn mà không có tài sản đảm bảo để thế chấp", ông Hải chia sẻ.

Bà Bùi Thị Hồng Hà, CTCP CPART chuyên phát triển dòng vi sinh ứng dụng trong bảo vệ môi trường; phát triển chăn nuôi, trồng trọt cũng cho biết, dù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có tiềm năng lớn, đặc biệt xuất khẩu sang Lào rất tốt, nhưng vấn đề chính là tiếp cận nguồn vốn.

Theo bà Hà, doanh nghiệp cũng đã nhận được lời chào mời của lãnh đạo các ngân hàng rất hấp dẫn như vay tín chấp, thủ tục đơn giản, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm…

Tuy nhiên, hồ sơ soạn lên, soạn xuống, duyệt lên duyệt xuống rất mất thời gian. Thậm chí doanh nghiệp phải cắt cử riêng một nhân sự của phòng kế toán để thực hiện, hoàn tất hợp đồng với ngân hàng, nhưng đến giờ phút này vẫn chưa vay được.

Cuối năm 2016, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ khoảng 1/3 số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với vốn ngân hàng, tương đương với kết quả mà CIEM đã công bố. Đáng nói hơn, tổng số vốn mà các doanh nghiệp này vay được chỉ chiếm 3% tổng lượng vốn mà các ngân hàng cung cấp ra nền kinh tế.

DN không có tài sản thế chấp vẫn có thể vay được ngân hàng

Ông Đào Gia Hưng, Phó giám đốc khối doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank thừa nhận, những khúc mắc về tài sản thế chấp vẫn đang hiện hữu khiến ngân hàng và doanh nghiệp cứ cách xa nhau. Đó là lý do vì sao mà có đến 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được vốn ngân hàng.

Ông Hưng cho biết, gói tín dụng được VPBank triển khai khác với các sản phẩm đang được cung cấp trên thị trường thời gian qua. Cụ thể, cấp vốn tín chấp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ngoài ra, cho vay vốn nếu là doanh nghiệp phát triển từ hộ kinh doanh.

Với doanh nghiệp siêu nhỏ, ngân hàng không nặng nề quá vào hệ thống sổ sách giấy tờ của doanh nghiệp, mà sẽ cử cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu xét thấy có khả năng, sẽ làm thủ tục cấp vốn cho doanh nghiệp. Đồng thời, thời gian xét duyệt nhanh và có sản phẩm hỗ trợ.

"Về lãi suất, đương nhiên sẽ khác với các gói vay thông thường. Sự khác nhau dựa trên độ rủi ro. Nhưng chúng tôi đảm bảo lãi suất cạnh tranh", ông Hưng cho biết.

Trước những băn khoăn về tính rủi ro khi đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này, đại diện ngân hàng chia sẻ, khi đưa đồng vốn ra đồng nghĩa sẽ có rủi ro trong khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng ngân hàng luôn đặt việc quản trị và kiểm soát rủi ro lên hàng đầu và đã thử nghiệm trong vòng 2 năm qua.

Cụ thể, phân loại và xây dựng cơ sở hạ tầng để kiểm soát rủi ro như có đội ngũ chăm sóc khách hàng sau khi vay, thu hồi nợ sau cho vay, đội ngũ tư vấn khách hàng để doanh nghiệp lớn lên.

“Trong những năm qua, khi triển khai sản phẩm này, tỷ lệ rủi ro đều trong phạm vi kiểm soát. Điều này cho thấy, cơ sở hạ tầng và chính sách xây dựng của sản phẩm đang đi đúng hướng”, ông Hưng cho hay.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video