Điện Gia Lai (GEG) trình hàng loạt phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên trên 1.500 tỷ đồng

Trong đó Điện Gia Lai tính phát hành cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư chiến lược và chào bán hơn 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Ngày 20/3 tới đây CTCP Điện Gia Lai (mã chứng khoán GEG) sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2018.

Kết quả kinh doanh năm 2017

Trong báo cáo gửi tới Đại hội, đối với Điện Gia Lai, năm 2017 tình hình thủy văn thuận lợi, lưu lượng nước đổ về các nhà máy ở mức cao so với mức trung bình nên các nhà máy thủy điện được huy động công suất chạy máy ở mức cao.

Kết quả, năm 2017 Điện Gia Lai đạt 539,1 tỷ đồng doanh thu thuần, vượt 72,7% kế hoạch được giao; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 231,36 tỷ đồng, vượt 118% so với chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó. Lợi nhuận sau thuế đạt 210,2 tỷ đồng, tăng 56% so với lợi nhuận đạt được năm 2016.

Với kết quả đạt được Điện Gia Lai trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2017 trong đó chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%. Thời gian chi trả trong năm 2018.

Kế hoạch kinh doanh năm 2018

Năm 2018 Điện Gia Lai đặt mục tiêu đạt 546,5 tỷ đồng doanh thu hợp nhất; lợi nhuận trước thuế ước đạt 170,2 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược tăng vốn điều lệ

Điện Gia Lai cũng trình ĐHCĐ thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Theo đó, Điện Gia Lai dự kiến phát hành 4.332.864 cổ phần chào bán cho 2 nhà đầu tư chiến lược là AVH PTE. LTD và International Finance Corporation với giá không thấp hơn giá thị trường. Trình ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định mức giá chào bán tại thời điểm phát hành.

Dự kiến sau phát hành Điện Gia Lai tăng vốn điều lệ từ 970,9 tỷ đồng lên trên 1.014 tỷ đồng.

Chào bán hơn 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Bên cạnh đó Điện Gia Lai cũng trình phương án phát hành 50.712.070 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ phát hành 2:1. Giá chào bán được ủy quyền cho HĐQT quyết định tại thời điểm phát hành.

Dự kiến sau phát hành Điện Gia Lai tăng vốn điều lệ từ hơn 1.014 tỷ đồng lên trên 1.521 tỷ đồng.

Phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành

Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán dự kiến khoảng 593,78 tỷ đồng được sử dụng để cân đối dòng tiền công ty, chuẩn bị nguồn vốn giải ngân cho các dự án năng lượng tái tạo mới của GEC đến năm 2020.

Các dự án dự kiến đầu tư đến năm 2020 bao gồm các dự án do GEC làm chủ đầu tư như Phong Điền, Krong Pa, Hàm Phú 1&2; các dự án do công ty con của GEC làm chủ đầu tư như Đức Huệ 1&2, Tây Sơn 1&2…

Theo InfoNet/GEG

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video