Dịch vụ kinh doanh mua bán nợ: Tạo sân chơi chung

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện đang làm đầu mối xây dựng dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh hoạt động mua bán nợ, trong đó có sàn giao dịch nhằm đưa dịch vụ này thành ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

mua ban no

Những quy định này đã tạo một sân chơi chung cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ này phải có từ 100 đến 1000 tỷ đồng…

Kinh doanh không cần giấy phép

Theo dự thảo, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Cty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VN (VAMC) không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này.Trong khi đó, Cty Mua bán nợ VN (DATC-Bộ Tài chính) và các Cty quản lý tài sản (AMC-của các ngân hàng) thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này, xem xét cho phép AMC được hoạt động như một doanh nghiệp mua bán nợ chuyên nghiệp, nhưng việc thành lập và hoạt động vẫn thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của NHNN.

Đặc biệt, tại dự thảo này tổ chức (trừ doanh nghiệp), cá nhân có nhu cầu thực hiện hoạt động mua bán nợ thường xuyên, liên tục và nhằm mục đích sinh lời phải thành lập doanh nghiệp để thực hiện. Theo đó, tổ chức (trừ doanh nghiệp, cá nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ quy định tại nghị định này thì được thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ mà không cần phải cấp phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân được mua, bán nợ nhưng không hoạt động thường xuyên liên tục thì thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Kinh doanh sàn giao dịch phải có vốn 1000 tỷ đồng

Theo ông Nguyễn Văn Đông – Vụ trưởng Vụ Tín dụng – NHNN, một nội dung quan trọng của dự thảo nghị định, đó là khung điều kiện đối với hoạt động dịch vụ sàn giao dịch mua bán nợ. Theo tổ soạn thảo, mục đích cho phép một doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ sàn giao dịch nợ để dần hình thành thị trường mua, bán nợ tập trung. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ muốn thực hiện dịch vụ này phải đáp ứng thêm các điều kiện về vốn, nhân sự và kinh nghiệm.

Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải có mức vốn pháp định tối thiểu 100 tỷ đồng; kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch phải có mức vốn pháp định tối thiểu 1.000 tỷ đồng; kinh doanh các dịch vụ khác phải có mức vốn pháp định tối thiểu 10 tỷ đồng. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định. Đáng chú ý, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ không được vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ có nguồn gốc hình thành từ quan hệ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Riêng với kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ liên tục ít nhất 3 năm với mức doanh thu hoạt động (kê khai thuế) hằng năm tối thiểu là 1.000 tỷ đồng.

Cần đa dạng sân chơi mua bán nợ

Theo luật sư Lê Trọng Dũng-ngân hàng Vietcombank, Dự thảo nên mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng thống nhất các quy định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động mua, bán nợ, hướng dẫn tổng thể các nội dung có liên quan đến hoạt động mua, bán nợ tại VN để thay thế cho các nghị định, thông tư hướng dẫn hiện hành.

Theo đó, dự thảo sẽ có các quy định chung, hướng dẫn toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động mua, bán nợ để định hình, làm rõ bản chất pháp lý của hoạt động mua, bán nợ nhằm xây dựng những chính sách, cơ chế tạo “sân chơi” chung cho các chủ thể trong xã hội tham gia vào hoạt động mua, bán nợ theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm. Đồng thời, dự thảo cũng xác định cơ chế, chính sách đặc thù để điều chỉnh riêng đối với một số chủ thể đặc biệt tham gia hoạt động mua bán nợ như tổ chức tín dụng, VAMC, DATC và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC)…

Theo DĐDN

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video