ĐHCĐ Vinaconex: Star Invest đề xuất thêm nội dung đại hội nhưng không được thông qua

Cổ đông Star Invest đề xuất bổ sung chương trình đại hội về một số vấn đề xoay quanh quy chế tài chính, hoạt động nhân sự như quyền của Tổng giám đốc, căn cứ pháp lý của mua cổ phiếu quỹ, biến động nhân sự... nhưng không được thông qua.

Sáng 28/6, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) họp ĐHCĐ thường niên 2019 thông qua các chỉ tiêu kinh doanh và định hướng hoạt động trong năm nay. Quan trọng hơn, điều cổ đông chờ đợi là những tín hiệu cho thấy sự “ổn định” trong nội bộ của tổng công ty.

8h30, phiên họp thường niên chính thức bắt đầu. Thư ký Ban chủ toạ đọc chương trình họp đại hội.

Cổ đông Star Invest đề xuất bổ sung chương trình đại hội về một số vấn đề xoay quanh quy chế tài chính và hoạt động nhân sự của công ty.

Thứ nhất, Star Invest đề xuất bổ sung vào chương trình báo cáo của HĐQT về những sửa đổi trong quy chế tài chính và quy chế hoạt động của HĐQT.

Theo quy chế này, Chủ tịch HĐQT được phép phê duyệt các khoản tương đương 10% tổng giá trị tài sản của tổng công ty, Tổng giám đốc được quyết định các khoản giá trị 5% tài sản. Cổ đông này đặt vấn đề liệu điều này có trao quyền quá lớn cho Chủ tịch và Tổng giám đốc, thể hiện ý định thâu tóm của An Quý Hưng với Vinaconex không.


Toàn cảnh đại hội đang diễn ra. Ảnh: Lê Hải.

Thứ hai, về việc mua cổ phiếu quỹ, Star Invest yêu cầu nêu rõ căn cứ pháp lý và lý do thực hiện. Cổ đông này đặt vấn đề liệu việc mua cổ phần dùng nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển liệu có vi phạm quy định? Vì sao đến nay công ty chưa thực hiện, trong tương lai có triển khai hay không?

Thứ ba, cổ đông này yêu cầu bổ sung báo cáo Ban kiểm sát, trong việc giám sát hoạt động của HĐQT về tổng số tiền tạm ứng cho các tổ chức, cá nhân và đặt vấn đề liệu có rủi ro với doanh nghiệp không?

Cuối cùng, cổ đông đề nghị lãnh đạo báo cáo các biến động nhân sự của Vinaconex, tại các công ty con, công ty liên kết. Theo thông tin của Star Invest, có 16 chủ tịch và 8 tổng giám đốc các đơn vị thành viên bị thay đổi trong thời gian qua, và người thay thế đều được An Quý Hưng đề cử.

Đến 9h48, sau khi kiểm phiếu, đề xuất bổ sung của Star Invest không được thông qua do tỷ lệ đồng ý đạt hơn 31%.

* Tiếp tục cập nhật

-----------------

Phiên họp cổ đông diễn ra chỉ 2 tháng sau thời điểm HĐQT được hoạt động trở lại, từng bị hoãn vào cuối tháng 4 do không có người triệu tập.

Hồi đầu năm, Vinaconex tổ chức đại hội bất thường bầu nhân sự mới vào HĐQT sau khi cổ đông Nhà nước thoái hết vốn và xuất hiện 3 cổ đông tổ chức gồm An Quý Hưng nắm 57,75% vốn; Cường Vũ, được cho là liên quan đến Bất động sản Phú Long, sở hữu 21,28% vốn; và Đầu tư Star Invest có 7,57% vốn. Đại hội thành công bầu lãnh đạo mới.

Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, Cường Vũ và Đầu tư Star Invest đệ đơn gửi Tòa án Nhân dân (TAND) Quận Đống Đa yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của phiên họp bất thường, đồng nghĩa, không công nhận việc bầu nhân sự mới vào HĐQT. TAND Quận Đống Đa sau đó đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với Vinaconex khiến HĐQT bị tạm dừng hoạt động.

Theo chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Vinaconex Đào Ngọc Thanh, người được cho ở phía An Quý Hưng, các bên có mâu thuẫn ở một số thay đổi trong quy chế tài chính doanh nghiệp và định hướng triển khai dự án Splendora.

Cuối tháng 4, TAND Quận Đống Đa Đình chỉ việc xét Đơn yêu cầu hủy Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1/2019, đồng thời hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Vinaconex dừng văn kiện của cuộc họp cổ đông. HĐQT, nhờ đó, khôi phục hoạt động.

Trụ sở Vinaconex trên đường Láng Hạ. Ảnh: Lê Hải.

Việc tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2019 là kết quả bước đầu cho sự thống nhất giữa các cổ đông lớn. Thị trường đang đợi những tín hiệu mới và rõ ràng hơn tại phiên họp lần này.

Năm 2019, Vinaconex đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt 10.100 tỷ đồng và 743 tỷ đồng, tăng 0,2% và 16% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 12%.

Công ty lên kế hoạch tìm kiếm dự án tại các địa phương có tiềm năng phát triển như Quảng Ninh, Quảng Nam, Quy Nhơn, Nha Trang và TP HCM, đồng thời, mở bán và bàn giao nốt các căn hộ tại dự án 2B Vinata, dự án Bohemia tại 25 Nguyễn Huy Tưởng và 97 – 99 Láng Hạ; triển khai đầu tư xây dựng dự án chung cư cao cấp tại 93 Láng Hạ.

Doanh nghiệp sẽ tiếp tục triển khai dự án Splendora (Hà Nội) trở thành khu đô thị xanh kiểu mẫu, khu đô thị Cát Bà Amania tại Hải Phòng, dự án khu đô thị mới Thiên Ân, khu dân cư Ngân Câu.., thu hút đầu tư vào KCN cao Hòa Lạc.

Về nguồn vốn, Vinaconex dự kiến thu xếp 3.000 – 5.000 tỷ đồng nhằm đầu tư các dự án cũ và mới, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, thông qua các hình thức vay tín dụng và phát hành trái phiếu.

Công ty cũng trình kế hoạch nới room lên 49% với việc xóa bỏ các ngành nghề kinh doanh mà cổ đông ngoại không được phép tham gia như bán buôn thuốc lá, thuốc lào, cung ứng và quản lý nguồn lao động và đại lý bán lẻ xăng dầu.

Theo Lê Hải (NDH)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video