ĐHCĐ Vilico: Gặp khó khi Hòa Phát, Hùng Vương, Masan... gia nhập thị trường chăn nuôi lợn?

07:47 - Rút tờ trình chuyển sàn, kế hoạch lợi nhuận hợp nhất năm 2017 chỉ tăng gần 3%

Sáng ngày 18/04/2017, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, mã chứng khoán: VLC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2017.

Ngay trước Đại hội, Vilico đã thay đổi nội dung các tờ trình, trong đó đã rút lại tờ trình về việc chuyển sàn. Trước đó, HĐQT trình ĐHCĐ thông qua việc ủy quyền cho HĐQT lựa chọn sàn niêm yết cụ thể (HNX hoặc HOSE), quyết định thời điểm chuyển sàn giao dịch từ UPCoM sang niêm yết và thực hiện các thủ tục cần thiết để cổ phiếu VLC được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán.

Năm 2016, Vilico đạt 2.712 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 3% so với năm 2015, đồng thời vượt xa kế hoạch doanh thu cả năm (550 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế đạt 222,7 tỷ đồng. Nếu so với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà ĐHCĐ giao phó (51 tỷ đồng), thì Vilico đã hoàn thành gấp 4,3 lần kế hoạch được giao. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 209 tỷ đồng, tăng 11% so với lợi nhuận đạt được năm 2015. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ 109 tỷ đồng.

HĐQT trình cổ đông thông qua việc chia cổ tức năm 2016 với tỷ lệ 6,5%/vốn điều lệ, tương đương số tiền 41 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2017, Vilico đặt mục tiêu doanh thu của công ty mẹ là 360 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 55 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất kế hoạch là 2.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất kế hoạch là 215 tỷ đồng, trong đó phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ là 115 tỷ đồng.

Tỷ lệ cổ tức dự kiến là 8% so với vốn điều lệ.

Như vậy, kế hoạch lợi nhuận hợp nhất năm 2017 chỉ tăng chưa đến 3% so với kết quả năm trước.

Cũng tại Đại hội này, HĐQT trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam - CTCP đối với ông Nguyễn Duy Lý và ông Lê Quang Hưng, bầu bổ sung ông Hoàng Mạnh Cường và bà Bùi Thị Xuân vào vị trí này.

Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam sở hữu CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (thương hiệu Sữa Mộc Châu) đã chính thức giao dịch trên UPCoM từ ngày 26/10/2015 và đến 28/04/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã bán đấu giá 23,7 triệu cổ phần của Vilico ra công chúng. Giá trúng thầu bình quân 16.636 đồng.

Hiện tại, CTCP GTNFOODS (mã chứng khoán: GTN) nắm 65% vốn cổ phần của Vilico, Bộ NN&PTNT nắm 39,17%.

07:35 - Gặp khó khi Hòa Phát, Hùng Vương, Masan... gia nhập thị trường chăn nuôi lợn?

Báo cáo của Ban giám đốc Vilico đánh giá, thị trường chăn nuôi năm 2017 sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt khi nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào chăn nuôi đã bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường. Có thể thấy trong những năm qua, nhiều "đại gia" ngành khác đã nhảy vào thị trường này với sự đầu tư mạnh mẽ về giống và công nghệ như Hòa Phát, Hùng Vương, Masan...

Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm theo cam kết hội nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Việc tiêu thụ sản phẩm lợn bị sụt giảm mạnh từ những tháng cuối năm 2016 do Trung Quốc hạn chế mua lợn từ Việt Nam, tiếp diễn đến nay. Sản phẩm không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm làm ứ động, gây áp lực về chuồng trại, nhân công, dịch bệnh. Giá bán sản phẩm cũng giảm rất mạnh so với bình quân năm 2016. Trong quý 1/2017, giá bán lợn bình quân thấp hơn so với giá thành.

Lãnh đạo của Vilico đánh giá hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới.

Về phần công ty con là CTCP Giống bò sữa Mộc Châu – đơn vị sở hữu thương hiệu sữa Mộc Châu, trong quý 2/2016, Mộc Châu đã tung ra sản phẩm sữa chua ống với 2 hương vị cam, dâu và sữa thanh trùng hộp giấy, bước đầu đươc thị trường đánh giá tốt. Trong năm 2016, Giống bò sữa Mộc Châu đã nâng số lượng đàn bò sữa lên 21.206 con – vượt 1,63% kế hoạch. Doanh thu thuần đạt 2.280 tỷ đồng và LNST là 203 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp hiệu quả nhất trong số các đơn vị thành viên của Vilico.

Trong khi đó, CTCP Giống Gia cầm Lương Mỹ (Vilico sơ hữu 36%) tiếp tục lỗ gần 11 tỷ đồng (năm 2015 lỗ 18 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và XNK SSGC Hải Phòng lỗ 5,4 tỷ đồng (năm 2015 lỗ 2,3 tỷ đồng).

Theo Vilico năm 2017 này là năm công ty tái cơ cấu theo mô hình mới theo định hướng chiến lược của Công ty mẹ là CTCP GTNFoods. Đối với hoạt động chăn nuôi lợn, sẽ tập trung thực hiện đề án phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2017 – 2021, nâng cao chất lượng, cơ cấu đàn giống, đa dạng sản xuất hướng tới hình thành chuỗi sản xuất khép kín.

Đồng thời, cơ cấu lại vốn đầu tư, thoái vốn tại các doanh nghiệp không hiệu quả, không nằm trong hoạt động kinh doanh chính.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video