ĐHCĐ Vietcombank: Điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận 2019 về 20.000 tỷ

Ban đầu ngân hàng gửi tờ tình kế hoạch lợi nhuận 20.500 tỷ, tương đương tăng 12% so với năm 2018, nhưng đến hôm nay lại điều chỉnh giảm kế hoạch về 20.000 tỷ tức mức tăng trưởng dưới 10, trong đó riêng ngân hàng mẹ là 19.500 tỷ.
ĐHCĐ Vietcombank: Điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận 2019 về 20.000 tỷ


Sáng nay 26/4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2019.

Theo báo cáo trình bày tại đại hội, ông Nghiêm Xuân Thành, chủ tịch HĐQT cho biết, năm 2018 quán triệt phương châm hành động "Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững"và quan điểm chỉ đạo điều hành "Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm"với trọng tâm kinh doanh chuyển định hướng vào các trụ cột: Bán lẻ, Kinh doanh vốn và Dịch vụ; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu hoạt động; đảm bảo chất lượng tăng trưởng, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, Hội đồng quản trị đã quyết liệt chỉ đạo ngay từ đầu năm, linh hoạt và kịp thời định hướng hoạt động của Vietcombank trong cả năm. 

Với nỗ lực và quyết tâm của toàn hệ thống, kết thúc năm 2018, Vietcombankđã đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch ĐHĐCĐ giao, vươn lên dẫn đầu hệ thống ngân hàng về quy mô lợi nhuận, chất lượng tài sản.

Tổng tài sản đến 31/12/2018 đạt 1.074.027 tỷ đồng, tăng 3,7% so với 31/12/2017. Tổng huy động vốn năm 2018 đạt 823.390 tỷ đồng, tăng 13,3% so với 2017. Dư nợ tín dụng đạt 639.370 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2017, nằm trong mức trần định hướng tăng trưởng tín dụng của Thống đốc NHNN giao.

Trong năm 2018, Vietcombank tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Dư nợ nhóm 2 là 3.781 tỷ đồng, giảm 1.002 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ lệ nợ nhóm 2 chỉ còn ở mức 0,59%. Kể từ khi cổ phần hóa, năm 2018 là năm đầu tiên Vietcombank đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 1%. Dư nợ xấu nội bảng là 6.223 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,97%, trong khi dư quỹ dự phòng rủi ro ở mức 10.294 tỷ đồng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng là 165%, đạt mức cao nhất trong hoạt động của VCB. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 3.272 tỷ đồng, hoàn thành 116,8% kế hoạch HĐQT giao. 

Lợi nhuận trước thuế đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so cùng kỳ, đạt 137% kế hoạch năm 2018 do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) giao.

Năm 2019, ngân hàng sẽ tiếp tục phương châm hành động Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững và đổi mới quan điểm điều hành Kỷ cương - Hành động - Trách nhiệm, toàn hệ thống Vietcombank tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu hoàn thành kế hoạch theo đúng định hướng nhiệm vụ của NHNN.

Vietcombank sẽ tập trung nguồn lực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà ĐHĐCĐ giao, đưa Vietcombank phát triển hơn nữa và tiến gần hơn tới mục tiêu chiến lược là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng hàng đầu khu vực,một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, được quản trị theo các thông lệ tốt nhất.

Chỉ tiêu năm 2019 tổng tài sản sẽ tăng thêm 12% đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 15% đạt hơn 735 nghìn tỷ; huy động vốn tăng 11 – 13% và lợi nhuận trước thuế là 19.500 tỷ đồng cho ngân hàng riêng lẻ và 20.000 tỷ của ngân hàng hợp nhất. Số chi nhánh dự kiến tăng thêm là 5, và nếu được NHNN chấp thuận thì sẽ mở rộng thêm 1 chi nhánh ở Úc tức tổng cộng tăng thêm 6.

Như vậy đáng chú ý trong nội dung được trình ĐHCĐ hôm nay, lợi nhuận của Vietcombank thấp hơn so với con số 20.500 tỷ mà ngân hàng đã gửi tới cổ đông trước đó.

Riêng về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, ông Nghiêm Xuân Thành cho biết chỉ tiêu tăng trưởng của Vietcombank được giao là 15% - cao nhất trong số 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, và sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn nếu được NHNN cấp thêm room tăng trưởng.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video