Đầu tháng 5, gửi tiền ở đâu có lãi suất cao nhất?

Mức lãi suất niêm yết cao nhất đang được các ngân hàng áp dụng cho tiền gửi 6 tháng là 8,6% và 12 tháng là 8,8%. Mức lãi suất trên 9% vẫn được một vài ngân hàng áp dụng cho tiền gửi trên 12 tháng.

Khảo sát biểu lãi suất niêm yết trên website của 34 ngân hàng trong sáng ngày 3/5 cho thấy, phần lớn ngân hàng áp dụng lãi suất cao nhất cho kỳ hạn dưới 6 tháng là 5,5%/năm - mức trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Nhìn chung không có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng tại kỳ hạn dưới 6 tháng.

Ngoại lệ là Viet Capital Bank khi ngân hàng này áp dụng mức lãi suất cho các kỳ hạn dưới 6 tháng thấp nhất thị trường, dao động 4,5 – 4,9%. Ngoài ra, 4 ngân hàng thương mại nhà nước là Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, cùng áp dụng mức lãi suất 4,9%/năm cho kỳ hạn 1 tháng khi gửi tại quầy. Trong khi với gửi online, 4 ngân hàng này cũng niêm yết 5,4-5,5%/năm.

Đầu tháng 5, gửi tiền ở đâu có lãi suất cao nhất? - Ảnh 1.

Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp

Tại kỳ hạn 6 tháng , HDBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống là 8,6%/năm, dành cho các khoản tiền gửi trực tuyến.

Đứng sau HDBank, có 4 ngân hàng khác đang niêm yết mức lãi suất 8,5% cho kỳ hạn này là Nam A Bank, ABBank, OCB và VietABank.

Ngoài những ngân hàng nói trên, vẫn còn 9 ngân hàng khác huy động lãi suất từ 8% trở lên cho kỳ hạn 6 tháng. Trong đó, có cả ngân hàng tư nhân lớn như VPBank (8%).

Tại kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất cao nhất đang được các ngân hàng niêm yết là 8,8%/năm, được áp dụng tại ABBank và OCB. 

Mức lãi suất trên 8,5% còn có sự góp mặt của một số ngân hàng như Viet A Bank (8,7%), Bắc Á Bank (8,6%), VietBank (8,6%), HDBank (8,6%).

Ngoài VPBank, nhóm ngân hàng tư nhân lớn đều đã đưa lãi suất tiền gửi 12 tháng xuống còn trên dưới 8% như SHB (7,9%), Techcombank (7,8%), ACB (7,75%), Sacombank (7,6%), MB (7,3%).

Ở các kỳ hạn trên 12 tháng , ABBank áp dụng mức lãi suất 9,0-9,2%/năm cho khách hàng gửi theo hình thức online. Khách hàng OCB được hưởng lãi suất 9,1%/năm khi gửi online kỳ hạn từ 13 tháng trở lên. HDBank áp dụng lãi suất 9%/năm cho duy nhất kỳ hạn 13 tháng, hình thức tiết kiệm trực tuyến.

Các ngân hàng khác đều đã giảm lãi suất huy động tại các kỳ hạn trên 12 tháng xuống dưới 9%/năm.

Lưu ý, để được hưởng các mức lãi suất cao nhất này, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện mà ngân hàng đưa ra như gửi bằng hình thức trực tuyến hoặc/và có số tiền gửi lớn hơn mức tối thiểu theo quy định. Ngoài ra, mức lãi suất huy động thực tế có thể thay đổi tùy vào tình hình cân đối vốn của từng chi nhánh ngân hàng.

Lãi suất huy động liên tục giảm trong tháng 3 và tháng 4, đặc biệt là sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành vào ngày 15/3 và 3/4.

Mới đây, 4 ngân hàng có vốn nhà nước đã cam kết đồng thuận với chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. 

Trên tinh thần đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp chính sách, một mặt hỗ trợ các ngân hàng giảm lãi suất, mặt khác điều hành để tạo thanh khoản ổn định, tạo niềm tin vững chắc cho thị trường trong việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế với lãi suất cho vay hợp lý, tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi nền kinh tế.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý 2/2023 của NHNN cũng cho thấy, các ngân hàng kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn hệ thống giảm 0,08 - 0,1 điểm % trong Quý II/2023 và giảm 0,19 – 0,34% trong cả năm 2023. Kết quả này trái ngược với dự báo tăng nhẹ mặt bằng lãi suất trong quý I/2023 và cả năm 2023 của kỳ điều tra trước.

Theo Quốc Thụy (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video