Cựu Tổng giám đốc Sabeco nói về phiếu tín nhiệm thấp ở Vinataba

Ông Nguyễn Thành Nam, cựu Tổng giám đốc Sabeco cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm chức danh là việc của Vinataba và ông vẫn thuộc Sabeco.

Sáng 1/4, trao đổi với PV, về kết quả lấy phiếu thăm dò chức danh Tổng giám đốc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) thấp, cựu Tổng giám đốc Sabeco Nguyễn Thành Nam cho biết hiện ông vẫn đang là người của Sabeco, vẫn nhận lương Tổng giám đốc ở đây.

"Việc lấy phiếu thăm dò tín nhiệm là chuyện nội bộ của Vinataba. Tôi là người của tổ chức (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp - PV), chịu sự phân công của tổ chức. Việc này cứ hỏi tổ chức", cựu Tổng giám đốc Sabeco cho hay.

Nói về việc này, ông Hồ Lê Nghĩa, Chủ tịch HĐTV Vinataba khẳng định kết quả lấy phiếu tín nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nam chỉ để thăm dò. "Kết quả này không liên quan đến quy trình bổ nhiệm chức vụ cán bộ. Việc này do cấp trên quyết định. Lúc nào, cấp trên chỉ đạo chúng tôi sẽ tiến hành theo quy định của pháp luật", ông Nghĩa nói.

Trong khi đó, một lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cho rằng việc lấy tín nhiệm chức danh Tổng giám đốc Vinataba đang làm và phải theo quy trình các bước. "Hiện nay, việc này Ủy ban không thể đôn đốc được, nên để cho doanh nghiệp thực hiện. Ủy ban chưa thể nói gì thêm", vị này thông tin.

Trước đó như đã thông tin, Ban chấp hành Đảng ủy Vinataba tổ chức họp lấy phiếu thăm dò tín nhiệm chức danh Tổng giám đốc Vinataba đối với ông Nguyễn Thành Nam. Kết quả ông Nam chỉ đạt 8,8% (3/34) phiếu tín nhiệm của các Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy.

ong-nguyen-thanh-nam

Cựu Tổng giám đốc Sabeco Nguyễn Thành Nam có kết quả phiếu thăm dò tín nhiệm thấp ở Vinataba.

Cựu Tổng giám đốc Sabeco sinh năm 1970 tại Hà Nội. Năm 1991, ông bắt đầu làm việc tại Sabeco với chức vụ là nhân viên Phân xưởng Cơ khí. Ông Nguyễn Thành Nam rời chức vụ Tổng giám đốc Sabeco sau một năm được Bộ Công Thương bổ nhiệm kể từ tháng 5/2017.

Theo Nghị quyết số 10-NQ/BCĐ ngày 30/7/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, Bộ này tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Nam giữ chức thành viên HĐTV Vinataba và giới thiệu để HĐTV Vinataba bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc từ ngày 1/10/2018.

Tuy nhiên, đến ngày 10/11/2018, Vinataba đã được Bộ Công Thương bàn giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vào cuối năm 2018, Bộ Công Thương ban hành văn bản đề nghị Ủy ban quản lý vốn tiếp quản và chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Vinataba. Trên website của Vinataba, ông Nguyễn Thành Nam vẫn chưa có tên trong HĐTV cũng như Ban Tổng giám đốc.

Việc cựu Tổng giám đốc Sabeco có quá ít phiếu tín nhiệm ở Vinataba được cho rằng ông chưa đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 97/2015 về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, mục 9 (điều 100, Luật Doanh nghiệp 2014) quy định tiêu chuẩn, điều kiện chức danh Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước thì ngoài những yêu cầu chung thì còn phải căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại điều lệ công ty.

Trong khi đó, điều lệ của Vinataba do Bộ Công thương phê duyệt nêu rõ: Tổng giám đốc phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành trong doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Vinantaba".

Hiện, ông Đặng Xuân Phương, Phó Tổng giám đốc Vinataba được giao nhiệm vụ phụ trách Ban Tổng giám đốc.

Theo Nhà đầu tư

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video