Cựu CTO gốc Việt của Uber sau nghỉ việc: ‘Tôi bị hậu chấn tâm lý nhẹ’

Thuận Phạm chia sẻ với Bloomberg rằng ông bị PTSD (hậu chấn tâm lý) nhẹ sau khi nghỉ việc tại Uber giữa thời điểm đại dịch Covid-19 làm giảm doanh thu cốt lõi của công ty và hàng loạt nhân viên bị sa thải.

Thuận Phạm, cựu giám đốc công nghệ của Uber vừa có cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông đầu tiên kể từ khi ông nghỉ việc tại hãng gọi xe nổi tiếng thế giới vào giữa tháng 5 – trong bối cảnh Uber sa thải nhân sự số lượng lớn.

Chia sẻ với Bloomberg, Thuận Phạm – lãnh đạo cấp cao gắn bó lâu nhất với Uber – cho biết ông vẫn tiếp tục làm việc cho công ty này sau hàng loạt scandal và nhà sáng lập Travis Kalanick phải ra đi vào năm 2017 vì ông tin vào sứ mệnh của Uber.

“Uber không chỉ là Kalanick. Đó là máu và mồ hôi của hàng nghìn người. Tôi không muốn nó sụp đổ như Enron”, ông Thuận Phạm nói.

Cựu CTO Uber cho rằng nhà sáng lập Kalanick có thể không vui vì quyết định ở lại của ông. “Tôi nghĩ rằng anh ấy vẫn cảm thấy đau lòng”. Đại diện của Kalanick từ chối đề nghị bình luận của Bloomberg về vấn đề này.

Uber đã có nhiều thay đổi kể từ khi Dara Khosrowshahi lên nắm quyền lãnh đạo. Hãng gọi xe này hiện là một công ty đại chúng và có nguồn doanh thu theo quý lớn gấp đôi so với thời điểm Travis Kalanick làm CEO. Văn hóa cũng thay đổi hoàn toàn khi Dara Khosrowshahi đưa ra tuyên ngôn mới công ty là “chúng ta hãy làm đúng những việc cần phải làm”.

Tuy nhiên, doanh thu tăng thì mức thua lỗ của Uber cũng tăng theo. Trong báo cáo quý đầu tiên của năm 2020, công ty tiết lộ khoản lỗ 2,9 tỷ USD. Chia sẻ với Bloomberg, Thuận Phạm cho rằng công ty nên cân nhắc giảm bớt việc đầu tư liên quan đến lĩnh vực xe tự lái hoặc hợp tác với các công ty khác có cùng sự quan tâm.

“Không công ty nào có thể một mình cạnh tranh với Waymo”, Thuận Phạm nói về dự án xe tự lái của Google đã huy động được 3 tỷ USD từ các nhà đầu tư bên ngoài và hợp tác với Lyft, các nhà sản xuất ôtô cùng nhiều đơn vị khác.

Cựu CTO Uber không phải người duy nhất cảnh báo về điều này. Sam Abuelsamid, nhà phân tích nghiên cứu tại Guidehouse Insights với lĩnh vực trọng tâm bao gồm dịch vụ lái xe và dịch vụ di động, từng chia sẻ với Business Insider rằng khi các đối thủ xe tự lái nhỏ hơn bắt tay, nó có thể là mối đe dọa đối với Uber.

Nói về cuộc sống sau khi rời công ty đã có 7 năm gắn bó, Thuận Phạm cho biết ông sẽ dành thời gian nghỉ ngơi, chơi guitar và làm cố vấn cho các kỹ sư công nghệ khác.

"Đó là một gánh nặng rất lớn", ông nói về việc rời đi giữa lúc đại dịch Covid-19 làm giảm doanh thu cốt lõi của Uber và cuối cùng dẫn đến việc sa thải hàng loạt. “Tôi giờ đây đang bị hậu chấn tâm lý nhẹ”, Thuận Phạm chia sẻ.

Theo Linh Lam (Người đồng hành)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video