Công ty Mua bán nợ Việt Nam nợ gần 1 tỷ USD

Khoản mục nợ phải trả của DATC tính đến cuối năm 2015 là gần 21.000 tỷ đồng, theo công bố thông tin gần đây.

Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa công bố các báo cáo về tình hình hoạt động năm 2015, báo cáo tài chính, báo cáo thực trạng quản lý và báo cáo lương thưởng.

Theo báo cáo tài chính cho năm 2015, DATC có tài sản đạt gần 26.600 tỷ đồng, tăng hơn 6.000 tỷ đồng so với đầu năm. Phần lớn số này nằm ở khoản phải thu và đầu tư tài chính, với giá trị lần lượt là 21.462 tỷ và gần 4.700 tỷ đồng. Riêng khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn tăng gấp gần 3 lần so với đầu năm 2015, lên hơn 4.430 tỷ đồng.

cong-ty-mua-ban-no-viet-nam-DATC

Tuy nhiên, cùng với các tài sản tài chính, phần dự phòng trích lập cho các khoản phải thu và đầu tư tài chính dài hạn cũng ghi nhận xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Đối với cơ cấu nguồn vốn, khoản mục nợ phải trả của DATC tính đến cuối năm 2015 đạt hơn 21.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 80% và gấp gần 4 lần so với vốn chủ sở hữu, trong đó riêng phải trả dài hạn khác là hơn 20.441 tỷ đồng. Nghĩa vụ tài chính phải thực hiện dưới 1 năm gần 550 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở khoản mục phải trả ngắn hạn khác.

Đối với rủi ro thanh khoản, ban lãnh đạo công ty cho rằng, mức độ tập trung rủi ro đối với việc trả nợ là thấp và DATC có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn từ dòng tiền hoạt động động và thu từ các tài sản tài chính đáo hạn.

Với vấn đề xử lý nợ và tài sản tồn đọng, DATC đã thực hiện mua và nhận bàn giao hơn 2.160 tỷ đồng giá trị khoản nợ và tài sản trong năm 2015, trong đó giá trị xử lý trong năm đạt hơn 1.670 tỷ đồng với số tiền thu về 1.850 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, giá trị khoản nợ và tài sản chưa xử lý còn hơn 3.300 tỷ đồng.

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được thành lập năm 2003, tiền thân là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Đến cuối tháng 4/2014, công ty được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu. Sau quá trình tăng vốn, đến cuối năm 2015, vốn điều lệ của DATC đạt gần 5.450 tỷ đồng.

Theo Minh Sơn - VNExpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video