Công ty Cường Đôla phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ

Đây là phương án phát hành cổ phiếu thưởng thay cho phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức, đã được ĐHCĐ thường niên năm 2017 thông qua.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2018 vừa công bố, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên hơn 3.000 tỷ đồng trong năm 2018. QCG dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 vào ngày 29/6 tới đây, qua đó trình các cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu . Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành là 27,5 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị theo mệnh giá hơn 275 tỷ đồng và tỷ lệ phát hành 10%. Thời gian phát hành vào khoảng quý II-III, sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông qua. Nguồn vốn phát hành được lấy từ thặng dư vốn cổ phần theo BCTC năm 2017 đã được kiểm toán.
Theo kế hoạch năm 2017, Quốc Cường Gia Lai đặt mục tiêu trả cổ tức tổng tỷ lệ 25%, trong đó trả 15% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Nay phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu này được thay thế bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng. Công ty cũng đã trình phương án phân phối lợi nhuận, trong đó chia cổ tức năm 2017 tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Số này đã được công ty tạm ứng làm 2 đợt. Đợt 1 tỷ lệ 8,6% thanh toán ngày 31/7/2017, đợt 2 tỷ lệ 6,4% thanh toán vào ngày 27/6/2018. Đáng chú ý, dù đã công bố nhiều tài liệu, nhưng kế hoạch kinh doanh chi tiết 2018 thì doanh nghiệp vẫn chưa công bố. Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2017 của QCG, doanh thu chỉ đạt 857 tỷ đồng, giảm 46% nhưng lãi ròng lại tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 405 tỷ đồng. Theo giải trình, trong năm công ty đã kiểm soát tốt giá thành làm lợi nhuận gộp tăng 40 tỷ đồng, tương ứng gần 50%. Ngoài ra, QCG đã thực hiện thoái vốn tại CTCP Bất động sản Hiệp Phú và Công ty TNHH Sparkle Value Home, cùng với giảm chi phí lãi vay nên gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Theo Bình Nguyên Zing

 
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video