Công ty của 'đại gia' Bạch Diệp có hàng ngàn tỉ đồng nợ xấu

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, Công ty Diệp Bạch Dương của bà Dương Thị Bạch Diệp đang có khoản nợ xấu hàng ngàn tỉ đồng tại một ngân hàng.

Công ty của 'đại gia' Bạch Diệp có hàng ngàn tỉ đồng nợ xấu

Nữ ‘đại gia’ Dương Thị Bạch Diệp (Giám đốc Cty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương) vừa bị Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4,5 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Sai phạm của bà Bạch Diệp và 9 bị can khác liên quan việc TPHCM hoán đổi nhà đất 185 Hai Bà Trưng (Trung tâm ca nhạc nhẹ TPHCM).

Từ điều tra vụ án này, Cơ quan CSĐT cũng tiến hành điều tra đối với khoản vay của Cty Diệp Bạch Dương tại Agribank TPHCM.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Agribank TPHCM cho cho Cty Diệp Bạch Dương vay vốn dựa trên phương án vay vốn không khả thi, không có khả năng tài chính để trả nợ, có dấu hiệu vi phạm Khoản 3, Điều 7 về Điều kiện vay vốn và Khoản 2 Điều 15 về Thẩm định và quyết định cho vay, được quy định tại Quy chế cho vay 1827/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.

Cty Diệp Bạch Dương đã có hành vi gian dối khi lập báo cáo tài chính và cung cấp thông tin không trung thực về năng lực kinh doanh với mục đích để được vay vốn.

Theo Cơ quan điều tra, sau khi được giải ngân, Cty Diệp Bạch Dương đã sử dụng vốn vay để mua nợ tại 1 ngân hàng khác.

Hiện tại, tổng dư nợ là 5.244 tỷ đồng, trong khi tài sản đảm bảo chỉ có giá trị 2.168 tỷ đồng. Ngân hàng Agribank TP HCM không có khả năng thu hồi và có dấu hiệu mất vốn.

Hành vi vay tiền này độc lập với vụ bà Bạch Diệp ‘hoán đổi’ nhà đất 185 Hai Bà Trưng, và thời hạn điều tra đã hết,  nên Cơ quan CSĐT Bộ công an đã ra Quyết định tách vụ án hình sự liên quan khoản vay ra để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo Tân Châu (Tiền phong)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video