Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE): “Bom nổ chậm” trong đầu tư tài chính

Quy mô đầu tư tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE, sàn HoSE) luôn có giá trị cao, đồng nghĩa với việc mỗi tổn thương trong nhóm tài sản này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến “túi tiền” chung.

.

Sự bấp bênh của các công ty con

Trong quý I/2020, doanh thu thuần hợp nhất của REE là 1.180,8 tỷ đồng, lớn gấp hơn 7 lần so với con số 167,2 tỷ đồng của công ty mẹ REE. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của REE là 278 tỷ đồng, chỉ lớn gấp 1,76 lần so với con số 157,8 tỷ đồng của công ty mẹ. Như vậy, chỉ số về tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty mẹ vượt trội hơn hẳn so với chỉ số này trên kết quả kinh doanh hợp nhất, với số liệu lần lượt là 94,4% và 23,5%.

Trong cơ cấu tài sản của REE, công ty này có “đàn con” khá đông đúc, với 16 công ty con, 19 công ty liên kết; chưa kể các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và các khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh. Chính sự bấp bênh trong các khoản đầu tư vào các công ty con, liên kết và hoạt động kinh doanh của chính các công ty này đã làm sụt giảm lợi nhuận của REE thời gian qua.

REE cho biết, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đã giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do cùng kỳ năm trước, Công ty ghi nhận phát sinh thu nhập từ khoản thanh toán hoàn thành việc chuyển nhượng khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng. Trong khi đó, các công ty REE đầu tư vào mảng điện trong quý I/2020 đã bị ảnh hưởng do tình hình thủy văn không thuận lợi và một phần do đại dịch Covid-19.

Dự phòng tăng gấp 5

Với “đàn con” đông đúc cùng với sự tham gia đầu tư cả các khoản chứng khoán kinh doanh, REE tỏ ra nổi bật với khối tài sản lớn nằm ở các khoản đầu tư tài chính cả dài hạn và ngắn hạn. Tại thời điểm ngày 31/12/2020, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của REE lên tới 9.267 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.371 tỷ đồng, tổng cộng là 10.638 tỷ đồng, lớn gấp hơn 3 lần vốn điều lệ của Công ty và xấp xỉ vốn chủ sở hữu.

Số dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn của REE là 6,6 tỷ đồng, trong khi dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tại ngày 31/3/2020 là 24,8 tỷ đồng. Xét về quy mô đầu tư tài chính khá lớn của doanh nghiệp này, tỷ lệ các khoản đầu tư gặp rủi ro phải trích lập dự phòng chưa ở mức đáng báo động, chỉ 0,48% với đầu tư tài chính ngắn hạn và 0,27% với đầu tư tài chính dài hạn.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng cảnh báo trong các số liệu đầu tư tài chính của REE là tốc độ tăng của các khoản dự phòng đầu tư tài chính đang lan ra khá nhanh chỉ trong quý I/2020, tăng từ 4,5 tỷ đồng lên 24,8 tỷ đồng, tức tăng tới 5,5 lần.

Dự phòng tăng lên đến từ các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Trong đó, số trích lập cho khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã phát sinh thêm hơn 20 tỷ đồng dự phòng trong quý I/2020, trong khi thời điểm đầu năm, REE chưa phải thực hiện trích lập cho khoản đầu tư này. Đây có thể sẽ là một ẩn số trong tương lai, bởi tổng vốn đầu tư của REE tại Nhiệt điện Quảng Ninh lên tới 463,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, REE cũng có một số khoản đầu tư dài hạn dưới dạng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, nhưng không có thông tin rõ ràng, với tổng giá trị đầu tư gần 272,3 tỷ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính chỉ ghi chung chung khoản này là “các khoản đầu tư dài hạn khác”, mà không được diễn giải cụ thể, trong khi mức trích lập dự phòng đầu tư cho khoản này có tăng nhẹ trong quý I/2020.

Theo Báo Đầu tư

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video